KHẢO SÁT CÁC BIẾN THỂ ĐỘNG MẠCH THÂN TẠNG Ở 378 NGƯỜI VIỆT NAM TRƯỞNG THÀNH BẰNG HÌNH ẢNH HỌC MẠCH MÁU SỐ HÓA XÓA NỀN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Động mạch thân tạng là nhánh động mạch đầu tiên xuất phát từ động mạch chủ bụng nuôi các tạng đặc lớn ở phần trên ổ bụng, là một trong những động mạch có nhiều biến thể và là một mốc giải phẫu quan
trọng trong việc chẩn đoán, điều trị. Các thống kê trên thế giới về các biến thể đã có nhiều, tuy nhiên ở Việt Nam vẫn chưa bổ sung đầy đủ các biến thể.
Mục tiêu nghiên cứu: Thống kê tỷ lệ các loại biến thể động mạch thân tạng bằng kỹ thuật chụp mạch máu số hóa xóa nền.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thống kê mô tả hồi cứu tất cả các trường hợp khảo sát động mạch thân tạng và các nhánh có liên quan khi không tìm được nhánh động mạch thân tạng gốc trong khi tiến hành điều trị các bệnh lý vùng ổ bụng bằng kỹ thuật khảo sát mạch máu số hóa xóa nền (DSA) tại đơn vị Can thiệp mạch máu
ngoài tim từ tháng 03 năm 2011 đến tháng 07 năm 2015. Kết quả sẽ được so sánh với những bảng phân loại đã được công bố quốc tế và đưa ra thống kê bước đầu để cho những nghiên cứu xa hơn trên diện rộng hơn, góp phần xác định hình thái của động mạch thân tạng ở người Việt Nam.
Kết quả: Với số liệu chúng tôi thu thập được 378 ca, có đến 75,7% các trường hợp bình thường với động mạch thân tạng điển hình có ba nhánh động mạch vị trái, động mạch lách, động mạch gan chung, 24,3% các trường hợp còn lại là những biến thể. Trong trường hợp bình thường, có nhiều nhánh động mạch nhỏ xuất phát từ động mạch
thân tạng, nhưng do so sánh và dùng bảng phân loại của Michels Hiatt, Binit, Adachi, không có sự hiện diện, nên chúng tôi phải cộng gộp. Trong số các biến thể tìm được, biến thể động mạch gan chung xuất phát từ động mạch thân tạng là biến thể thường gặp nhất khi (tỷ lệ 11%). Trong số các biết thể chúng tôi ghi nhận được, có những biến
thể khá hiếm khi so sánh với các báo cáo khác như thân chung động mạch gan – vị trái – mạc treo tràng trên xuất phát từ một thân gặp trong một trường hợp.
Kết luận: Với những số liệu thống kê cụ thể, chúng tôi hy vọng sẽ bổ sung vào dữ liệu hình thái học động mạch thân tạng ở người Việt Nam, cũng như thế giới.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Động mạch thân tạng, chụp mạch máu số hóa xóa nền
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Quang Quyền, Bộ môn giải phẫu học trường Đại học Y Dược TP.HCM, Nhà xuất bản Y học. Bài giảng giải phẫu học, tập 2. Trang 107, 117, 129, 145, 279, 297.
2. Trịnh Tú Tâm, Nguyễn Quốc Dũng. Biến thể giải phẫu hệ động mạch gan dạng hiếm gặp trên cắt lớp vi tính 64 dãy. Tạp chí Y học thực hành 2013.
3. Vũ Thành Trung. Nghiên cứu một số đặc điểm giải phẫu của động mạch thân tạng và động mạch gan ngoài gan ở người Việt Nam. Luận văn tốt nghiệp ngành giải phẫu học năm 2010. Đại học Y Hà Nội.
4. Abdullah SS, Mabrut JY, Garbit V, De La Roche E, Olagne E, Rode A, et al. Anatomical variations of the hepatic artery: study of 932 cases in liver transplantation. Surg Radiol Anat 2006; 28: 468–73.
5. Antony Sylvan D’Souza, Vijayalakshmi, Hemalatha, Pugazhandi, H Mamatha. Anantomical variations in the branches of the coeliac trunk. Journal of Clinical and Diagnostic Research. 2012 May (Suppl-1), Vol-6(3): 333-335.
6. Biehl TR, Traverso LW, Hauptmann E, Ryan JA Jr. Preoperative visceral angiography alters intraoperative strategy during the Whipple procedure. Am J Surg 1993 May; 165(5):607–12.
7. Binit Sureka, Mahesh Kumar Mittal, Aliza Mittal, Mukul Sinha, Narendra Kumar Bhambri, Brij Bhushan Thukral. Variations of celiac axis, common hepatic artery and its branches in 600 patients. Indian Journal of Radiology and Imaging; August 2013; Vol 23; Issue 3.
8. Cavdar S, Gurbuz J, Zeybek A, Sehirli U, Abik L, Ozdogmu O. A variation of the coeliac trunk. Kaibogaku
Zasshi 1998 Oct; 73(5):505-8.
9. Chen CY, Lee RC, Tseng HS, Chiang JH, Hwang JI, Teng MM. Normal and variant anatomy of the hepatic arteries: angiographic experience. Chin Med J 1998; 61: 17–23.
10. Chen H, Yano R, Emura S, Shoumura S. Anatomic variation of the celiac trunk with special reference to hepatic artery patterns. Ann Anat 2009; 191(4): 399–407.
11. Cicekcibasi AE, Uysal I, Seker M, Tuncer I, Buyukmcu M, Salbacak A. A rare variation of the coeliac trunk. Annals of Anatomy 2005; 187.
12. Corinne B. Winston, Nancy A. Lee, William R. Jarnagin, Jerrold Teitcher, Ronald P. DeMatteo, Yuman Fong, Leslie H. Blumgart. CT Angiography and Delineation of celiac and superior mesenteric artery variants in patients undergoing hepatobiliary and pancreatic surgery. AJR: 188, July 2007: 13 – 19.
13. Covey AM, Brody LA, Maluccio MA, Getrajdman GI, Brown KT. Variant hepatic arterial anatomy revisited:
digital subtraction angiography performed in 600 patients. Radiology 2002;224 (2):542–7.
14. Egorov VI, Yashina NI, Fedorov AV, Karmazanovsky
GG, Vishnevsky VA, Shevchenko TV. Celiacomesenterial
arterial aberrations in patients undergoing extended pancreatic resections: correlation of CT angiography with
findings at surgery. JOP 2010; 11(4): 348–57.
15. Hiatt JR, Gabbay J, Busuttil RW. Surgical anatomy of the hepatic arteries in 1000 cases. Ann Surg 1994; 220: 50–2.
16. Koops A, Wojciechowski B, Broering DC, Adam G, Krupski-Berdien G. Anatomic variations of the hepatic arteries in 604 selective coeliac and superior mesenteric angiographies. Surg Radiol Anat 2004; 26: 239–44.
17. Michels NA. Newer anatomy of the liver and its variant blood supply and collateral circulation. Am J Surg 1966; 112: 337–47.
18. Neda Ognjanovic, D. Jeremic, Ivana Zivanovic. MDCT angiography of anatomical variations of celiac trunk and superior mesenteric artery. Arch. Biol. Sci., Belgrade, 66(1), 2014: 233 – 240.
19. Song SY, Chung JW, Yin YH, Jae HJ, Kim HC, Jeon UB, Cho BH, So YH, Park JH. Celiac axis and common hepatic artery variations in 5002 patients: systematic analysis with spiral CT and DSA. Radiology 2010 Apr; 255(1): 278-88.
20. Ugurel M S, Battal, Bozlar, Nural, Tasar, Saglam, Karademir. Anatomical variations of the hepatic arterial system, the coeliac trunk and the renal arteries: an analysis with multidetector CT angiography. The British Journal of Radiology 2010 Aug; 83(992): 661–7.