NGHIÊN CỨU GIẢI PHẪU CHỨC NĂNG CỦA TIỂU NÃO TRONG TRÍ NHỚ LÀM VIỆC Ở TRẺ EM SAU ĐIỀU TRỊ U NGUYÊN BÀO TUỶ

Hoàng Đức Hạ1, Karine Guichardet, Alexandre Krainik2,
1 Khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp, Hải Phòng
2 Khoa Chẩn đoán hình ảnh thần kinh, Trung tâm viện trường Grenoble, Grenoble, Cộng hoà Pháp

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

TÓM TẮT:
Mục tiêu: U nguyên bào tủy là loại u não ác tính thường gặp nhất ở trẻ nhỏ, u thường phát sinh trong hố sau. Trẻ em sau khi được điều trị u nguyên bào tủy thường bị giảm trí nhớ làm việc (TNLV), ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và hiệu quả học tập. Mục tiêu của nghiên cứu này được thực hiện để mô tả sự tham gia của tiểu não trong suy giảm TNLV ở những trẻ em này.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu bệnh chứng gồm trẻ em khỏe mạnh và trẻ em sau điều trị u nguyên bào tủy. Tất cả đối tượng đều được thực hiện một cuộc kiểm tra chi tiết bệnh học thần kinh, cộng hưởng từ (CHT) giải phẫu và chức năng (CHTcn). CHTcn được thực hiện trong khi các đối tượng nghiên cứu tả lời các câu hỏi về giác quan (nghe, nhìn) và thông tin (ngôn ngữ, phi ngôn ngữ). Phần mềm SPM8 và SUIT đã được sử dụng cho dữ liệu CHT giải phẫu và chức năng. Phân tích số liệu bằng kiểm định phi tham số Mann-Whitney U.
Kết quả: Các bệnh nhân có tổn thương tiểu não nằm chủ yếu ở phía sau thùy trái. Những bệnh nhân này có giảm đáng kể chỉ số thông minh, trung tâm điều hành và TNLV dạng thị giác không gian. Ở nhóm trẻ em khỏe mạnh,
CHTcn cho thấy có sự kích hoạt mạnh mẽ của thuỳ sau trái tiểu não trong TNLV thị giác không gian hoặc TNLV phi ngôn ngữ.
Kết luận: Nghiên cứu này cung cấp thêm bằng chứng rằng tiểu não đóng vai trò trong TNLV. Các tổn thương của thùy sau trái tiểu não có thể dẫn đến suy giảm TNLV phi ngôn ngữ ở trẻ em. Điều này góp phần vào việc lập kế hoạch điều trị và phục hồi chức năng cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ em được điều trị u nguyên bào tủy ở tiểu não.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoang, D. H. et al. Cognitive disorders in pediatric medulloblastoma: what neuroimaging has to offer. J. Neurosurg. Pediatr. 1–9 (2014).
2. Marvel, C. L. & Desmond, J. E. Functional topography of the cerebellum in verbal working memory. Neuropsychol. Rev. 20, 271–279 (2010).
3. Schmahmann, J. D. & Sherman, J. C. The cerebellar cognitive affective syndrome. Brain J. Neurol. 121 (Pt 4), 561–579 (1998).
4. Knight, S. J. et al. Working Memory Abilities Among Children Treated for Medulloblastoma: Parent Report and
Child Performance. J. Pediatr. Psychol. (2014).
5. Thürling, M. et al. Involvement of the cerebellar cortex and nuclei in verbal and visuospatial working memory: a 7 T fMRI study. NeuroImage 62, 1537–1550 (2012).
6. Stoodley, C. J. The cerebellum and cognition: evidence from functional imaging studies. Cerebellum Lond. Engl. 11, 352–365 (2012).
7. Wechsler, D. Echelle d’intelligence de Wechsler pour enfants et adolescents. (ECPA - Editions du Centre de Psychologie Appliquée, 2005).
8. Diedrichsen, J., Balsters, J. H., Flavell, J., Cussans, E. & Ramnani, N. A probabilistic MR atlas of the human cerebellum. NeuroImage 46, 39–46 (2009).
9. Hokkanen, L. S. K., Kauranen, V., Roine, R. O., Salonen, O. & Kotila, M. Subtle cognitive deficits after cerebellar infarcts. Eur. J. Neurol. Off. J. Eur. Fed. Neurol. Soc. 13, 161–170 (2006).
10. Gottwald, B., Wilde, B., Mihajlovic, Z. & Mehdorn, H. M. Evidence for distinct cognitive deficits after focal cerebellar lesions. J. Neurol. Neurosurg. Psychiatry 75, 1524–1531 (2004).
11. Scott, R. B. et al. Lateralized cognitive deficits in children following cerebellar lesions. Dev. Med. Child Neurol. 43, 685–691 (2001).
12. Wallesch, C. W. & Horn, A. Long-term effects of cerebellar pathology on cognitive functions. Brain Cogn. 14, 19–25 (1990).
13. Riva, D. & Giorgi, C. The cerebellum contributes to higher functions during development: evidence from a series of children surgically treated for posterior fossa tumours. Brain J. Neurol. 123 ( Pt 5), 1051–1061 (2000).
14. Botez-Marquard, T., Bard, C., Léveillé, J. & Botez, M. I. A severe frontal-parietal lobe syndrome following cerebellar damage. Eur. J. Neurol. Off. J. Eur. Fed. Neurol. Soc. 8, 347–353 (2001).
15. Richards, T. L. et al. Converging evidence for triple word form theory in children with dyslexia. Dev. Neuropsychol. 30, 547–589 (2006).
16. Stoodley, C. J. & Schmahmann, J. D. Functional topography in the human cerebellum: a meta-analysis of
neuroimaging studies. NeuroImage 44, 489–501 (2009).
17. Stoodley, C. J., Valera, E. M. & Schmahmann, J. D. An fMRI study of intra-individual functional topography in the human cerebellum. Behav. Neurol. 23, 65–79 (2010).
18. E, K.-H., Chen, S.-H. A., Ho, M.-H. R. & Desmond, J. E. A meta-analysis of cerebellar contributions to higher cognition from PET and fMRI studies. Hum. Brain Mapp. 35, 593–615 (2014).
19. Lv, Z. et al. Alteration of functional connectivity within visuospatial working memory-related brain network
in patients with right temporal lobe epilepsy: a restingstate
fMRI study. Epilepsy Behav. EB 35, 64–71 (2014).
20. Salmi, J. et al. Cognitive and motor loops of the human cerebro-cerebellar system. J. Cogn. Neurosci. 22, 2663–2676 (2010).
21. Soelva, V. et al. Fronto-cerebellar fiber tractography in pediatric patients following posterior fossa tumor surgery. Childs Nerv. Syst. ChNS Off. J. Int. Soc. Pediatr. Neurosurg. 29, 597–607 (2013).
22. Law, N. et al. Cerebello-thalamo-cerebral connections in pediatric brain tumor patients: impact on working memory. NeuroImage 56, 2238–2248 (2011).