ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ VAI TRÒ CỦA SIÊU ÂM TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ THEO DÕI SAU PHẪU THUẬT HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Hội chứng ống cổ tay (HCOCT) khá thường gặp, chèn ép dây thần kinh giữa có thể gây teo cơ, giảm chức năng và vận động bàn tay. Điều trị ngoại khoa cắt dây chằng vòng cổ tay là phương pháp điều trị triệt để nhất. Siêu âm là một trong những phương tiện được áp dụng trong chẩn đoán và theo dõi căn bệnh này.
Mục tiêu: 1) Đặc điểm hình ảnh siêu âm của hội chứng ống cổ tay; 2) Phân tích vai trò của siêu âm chẩn đoán trước và sau phẫu thuật hội chứng ống cổ tay.
Đối tượng và phương pháp: tiến cứu 33 bệnh nhân với 37 bàn tayđược phẫu thuật.
Kết quả: Diện tích thần kinh giữa trước điều trị đoạn ngang cơ sấp vuông là 6,4 ±1,3mm2, đoạn sát bờ gần ống cổ tay là 17,3±7,2mm2, đoạn trong ống cổ tay là 8,3±2,7mm2, đoạn bờ xa ống cổ tay là 9,0±2,8mm2. Các dấu hiệu siêu âm hay gặp với dây thần kinh giữa là: phù nề 94,6%, dấu hiệu Notch 73%, dấu hiệu Delta S>2 mm2 với 91,9%, chỉ số CSA W/F>1,4 với 89,2%. Theo dõi sau mổ diện tích thần kinh giữa chỉ giảm sau 3 tháng (p<0,05).
Kết luận: Siêu âm có khả năng chẩn đoán xác định được thần kinh giữa bị tổn thương và các tổn thương phối hợp khác, đồng thời siêu âm cũng giúp theo dõi hiệu quả sau phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Siêu âm, hội chứng ống cổ tay, thần kinh giữa.
Tài liệu tham khảo
2. Vogelin E, Nuesch E, et al (2010). Sonographic follow-up of patients with carpal tunnel syndrome undergoing surgical or nonsurgical treatment: prospective cohort study. J Hand Surg Am, 35(9) 1401-9.
3. Colak A, et al (2007). Use of sonography in carpal tunnel syndrome surgery. A prospective study. Neurol Med Chir (Tokyo), 47(3) 109-15.
4. Luchetti R (2007). Etiopathogenesis. Carpal tunnel syndrome. Vol. 4. Springer.
5. Martinjin S.B (2003). Ultrasound of the musculoskeletal system. spinger.
6. Ahmad M, et al (2011). Color and Power Doppler US for Diagnosing Carpal Tunnel Syndrome and Determining Its Severity: A Quantitative Image
Processing Method. Radiographics. 261.
7. Klauser A.S,et al (2010). Entrapment Neuropathies II: Carpal Tunnel Syndrome. Seminars in musculoskeletal radiology, 14(5): p. 488-502.
8. Hobson-Webb L, Massey M, et al (2008). The ultrasonographic wrist-to-forearm median nerve area ratio in carpal tunnel syndrome”. Clinical
Neurophysiology 119, 1353-1357.
9. Duncan I, Sullivan P, et al (1999). Sonography in the diagnosis of carpal tunnel syndrome. American Roentghen Ray Society, 173, 669.
10. Keles I, Karagulle K, et al (2005). Diagnostic precision of ultrasonography in patients with carpal tunnel syndrome. Am J Phys Med Rehabil, 84, 443-50.
11. Mitchell R,Chesney A (2009). Anatomical variations of the carpal tunnel structures. Can J Plast Surg, 17(3), e3-37.
12. Abicalaf C.A, Barros N, et al (2007). Ultrasound evaluation of patients with carpal tunnel syndrome before and after endoscopic release of the transverse carpal ligament. Clin Radiol, 62(9), 891-4.
13. Smidt M. H,Visser L. H (2008). Carpal tunnel syndrome: clinical and sonographic follow-up after surgery. Muscle Nerve, 38(2), 987-91.