Tương quan giữa hình ảnh cắt lớp vi tính, nội soi với mô bệnh học sau mổ trong phân giai đoạn T ung thư thanh quản

Nguyễn Bảo Minh Triết1, , Trần Thị Mai Thùy1, Lâm Thanh Ngọc1, Huỳnh Ngọc Vân Anh1
1 Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Tương quan giữa CLVT, nội soi với bệnh học sau mổ trong phân giai đoạn T ung thư thanh quản
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang các bệnh nhân ung thư thanh quản có CLVT đầu
cổ trước khi phẫu thuật thanh quản. Đọc mù phân giai đoạn T trên CLVT kết hợp với nội soi, đối chiếu với kết quả mô học sau
phẫu thuật. Phân tích độ nhạy, độ đặc hiệu của CLVT, nội soi đối với việc phân loại giai đoạn T.
Kết quả: Nghiên cứu thu được 105 trường hợp gồm 96 nam và 9 nữ. Bệnh nhân có tuổi từ 38 đến 87 (trung bình 61 tuổi).
16 bệnh nhân (15%) có ung thư thượng thanh môn và 89 bệnh nhân (85%) có ung thư thanh môn. 42 trường hợp phân độ T1, 23 trường hợp T2, 20 trường hợp T3, 19 trường hợp T4a và 1 trường hợp T4b. Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm, độ chính xác của CLVT trong phân giai đoạn T lần lượt là 68%, 93%, 70%, 92% , 88%
Kết Luận: CLVT là một phương pháp hỗ trợ tốt cho việc xác định giai đoạn T của ung thư thanh quản, đặc biệt là giai
đoạn T3, T4. Kết hợp thông tin từ CLVT và nội soi làm tăng độ nhạy, độ đặc hiệu trong phân giai đoạn T.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Anh Bích, Phạm Hoài Nam (2014), “Đối chiếu lâm sàng và hình ảnh học (Ctscan) trong ung thư thanh
quản”, Tạp chí Y học TP. HCM, tập 18, 367-370.
2. Hoàng Ngô Nhật Trường (2018), “Khảo sát đặc điểm lâm sàng và cắt lớp điện toán trong ung thư thanh quản
tại bệnh viện Chợ rẫy năm 2017-2018”, Tạp chí Y học TP. HCM.
3. Jaipuria B (2018), “Staging of Laryngeal and Hypopharyngeal Cancer: Computed Tomography versus
Histopathology”, Iranian Journal of Otorhinolaryngology, tập Vol.30 (4).
4. Peter M. et al (2011), Head and neck imaging, Elsevier, 1905-2035.
5. Kitcher ED et al (2006), “Laryngeal cancer at the Korle Bu Teaching Hospital Accra Ghana”, Ghana Medical
Journal, tập 40 (2), 45-49.
6. Benazzo M (2020), “Imaging Accuracy in Preoperative Staging of T3-T4 Laryngeal Cancers”, Cancers, tập 12, 1074.
7. Bertrand M Tollard E, François A, Bouchetetemble P , Marie PJ , Dehesdin D, et al. (2010), “CT scan, MR
imaging and anatomopathologic correlation in the glottic carcinoma T1-T2.”, Rev Laryngol Otol Rhinol, tập 131,
51-57.
8. Igissinov N (2013), “Laryngeal cancer in Kazakhstan - ethnicity, age and gender differences over time”, Asian
Pacific Journal of Cancer Prevention, tập 14 (11), 7033-7038.
9. Agada F O (2004), “Computerised tomography vs. pathological staging of laryngeal cancer: a 6-year completed
audit cycle”, Int J Clin Pract, tập 58 (7), 714-716.
10. Atlanoglu S(2016), “Laryngeal cancer: Radiological staging by multislice computed tomography and pathological
correlation”, Osmangazi J Med, tập 38, 25–33.
11. Sharkawy L (2019), “Correlation between preoperative endoscopic findings and computed tomography with
postoperative histopathology in the staging of laryngeal carcinoma”, The Egyptian Journal of Otolaryngology,
tập 35, 41-46.
12. Zbaren P Becker M, Lang H (2002), “Pretherapeutic staging of laryngeal carcinoma. Clinical findings, computed
tomography, and magnetic resonance imaging compared with histopathology”, HNO, tập 50 (7), 611-625.