ĐỐI CHIẾU HÌNH ẢNH CẮT LỚP VI TÍNH 64 DÃY VÀ SIÊU ÂM DOPPLER ĐỘNG MẠCH CẢNH TRÊN BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO HỆ CẢNH

Bs Lê Quang Hòa1, Bs Nguyễn Quốc Dũng2
1 Bệnh viện Đa khoa Thanh Hóa
2 Bệnh viện Hữu Nghị

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đối chiếu hình ảnh cắt lớp vi tính 64 dãy và siêu âm Doppler mạch cảnh trên bệnh nhân nhồi máu não hệ cảnh.
Mục tiêu: (1) Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính 64 dãy và siêu âm Doppler mạch cảnh cảnh trên bệnh nhân nhồi máu não hệ cảnh. (2) Đối chiếu hình ảnh cắt lớp vi tính 64 dãy và siêu âm Doppler mạch cảnh trên bệnh nhân nhồi máu não hệ cảnh.
Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: 34 BN được chẩn đoán là nhồi máu não hệ cảnh được, được điều trị tại Bệnh viện Hữu Nghị, trong thời gian từ tháng 11/2013 đến tháng 9/2014. 
Kết quả: Tuổi trung bình 75,8 ± 8,3. 79,4% có tăng huyết áp 47% có tai biến mạch máu não cũ. 38,2% đái tháo đường. 20,6% tăng Cholesterol .61,8% có từ 2 yếu tố nguy cơ trở lên. Đa phần mạch cảnh cảnh có xơ vữa (tỷ lệ trên cắt lớp vi tính 64 và siêu âm Doppler: 73,5% và 79,4 %). Xơ vữa phình cảnh chiếm tỷ lệ cao (70,6% và 64,7%). Mạch cảnh cảnh hẹp < 50% là chủ yếu (33,8% và 32,3%). Sự phù hợp chẩn đoán mức độ hẹp ĐMC của hai phương pháp là rất tốt với giá trị Kappa=0,804.
Kết luận: Sự phù hợp chẩn đoán giữa hai phương pháp chụp cắt lớp vi tính 64 và siêu âm Doppler động mạch cảnh là rất tốt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Makkat S. et al (2002), “Signs of acute stroke seen on fluid-attenuated inversion recovery MR imaging”, AJR Am J Roentgenol. 179(1), 237-243.
2. Kamouchi M. et al (2012), “Risk score for predicting recurrence in patients with ischemic stroke: the Fukuoka stroke risk score for Japanese”,
Cerebrovasc Dis. 34(5-6), 351-357.
3. Mouradian M. S. et al (2002), “How well are hypertension, hyperlipidemia, diabetes, and smoking managed after a stroke or transient ischemic attack?”, Stroke. 33(6), 1656-1659.
4. Wintermark M. et al (2008), “Carotid plaque computed tomography imaging in stroke and nonstroke patients”, Ann Neurol. 64(2), 149-157.
5. Rozie S. et al (2009), “Atherosclerotic plaque volume and composition in symptomatic carotid arteries assessed with multidetector CT angiography; relationship with severity of stenosis and cardiovascular risk factors”, Eur Radiol. 19(9), 2294-2301.
6. Yu X. Y. et al (2009), “[Association between clinical ischemic events and carotid calcification evaluated by 64 slices CT angiography]”, Zhonghua Xin Xue Guan Bing Za Zhi. 37(11), 1018-1021.
7. Zavanone C., Ragone E. and Samson Y. (2012), “Concordance rates of Doppler ultrasound and CT angiography in the grading of carotid artery stenosis: a systematic literature review”, J Neurol. 259(6), 1015-8.
8. Kasim A. (2009), “CT-Angiography and Doppler Ultrasonography in Atherosclerotic Carotid Artery Disease. A Comparative Study”, The N Iraqi J Med. 5(3), 35-40.