NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA PHƯƠNG PHÁP TẠO HÌNH ĐỐT SỐNG QUA DA PHỐI HỢP CHỈNH HÌNH BẰNG TƯ THẾ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục đích: Đánh giá hiệu điều trị của phương pháp tạo hình đốt sống qua da kết hợp với chỉnh hình bằng tư thế bệnh nhân trong điều trị xẹp mới đốt sống.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu từ tháng 1/2012 đến tháng 5/2014, với 31 bệnh nhân xẹp mới đốt sống. Trước can thiệp ít nhất 6h, các bệnh nhân được phối hợp với chỉnh bình bằng tư thế. Đánh giá hiệu quả cải thiện chiều cao bằng đo tỷ lệ chiều cao thân đốt sống, góc chêm và góc cobb trước chỉnh hình, sau chỉnh hình và sau khi bơm xi măng; đánh giá hiệu quả giảm đau bằng thang điểm VAS trước và sau can thiệp.
Kết quả: Tỷ lệ chiều cao thân đốt sống tăng lên sau khi điều trị trung bình là 21,7%, tỷ lệ hồi phục chiều cao thân đốt sống sau điều trị trung bình là 56,2%. Chúng tôi cũng nhận thấy mức độ biến dạng của cột sống cũng được cải thiện đáng kể với góc chêm trung bình giảm được 5,90; góc cobb trung bình giảm được 4,90 (p< 0,05). Điểm VAS được cải thiện rất rõ (trước can thiệp là 7,8 ± 0,9, sau can thiệp là 1,6 ± 1,1).
Kết luận: Phương pháp tạo hình đốt sống qua da kết hợp với chỉnh hình bằng tư thế bệnh nhân trước can thiệp có hiệu quả điều trị hồi phục chiều cao thân đốt và cải thiện các góc gù, giảm đau nhanh chóng cho bệnh nhân.
Từ khóa
Tạo hình đốt sống qua da, tạo hình đốt sống qua da với bóng, so sánh tạo hình đốt sống qua da đơn thuần với tạo hình đốt sống qua da với bóng, vấn đề phối phục chiều cao thân đốt trong tạo hình đốt sốn qua da
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Reginster, J.Y. and N. Burlet (2006), Osteoporosis: a still increasing prevalence, Bone, 38(2 Suppl 1): p. S4-9.
3. Cotten, A., et al. (1998), Percutaneous vertebroplasty: state of the art, Radiographics, 18(2): p. 311-20; discussion 320-3.
4. Grados, F., et al. (2000), Long-term observations of vertebral osteoporotic fractures treated by percutaneous vertebroplasty, Rheumatology (Oxford), 39(12): p. 1410-4.
5. Teng, M.M., et al. (2003), Kyphosis correction and height restoration effects of percutaneous vertebroplasty, AJNR Am J Neuroradiol, 24(9): p. 1893-900.
6. Dublin, A.B., et al. (2005), The vertebral body fracture in osteoporosis: restoration of height using percutaneous vertebroplasty, AJNR Am J Neuroradiol, 26(3): p. 489-92.
7. Chen, Y.J., et al. (2011), The value of dynamic radiographs in diagnosing painful vertebrae in osteoporotic compression fractures, AJNR Am J
Neuroradiol, 32(1): p. 121-4.
8. McKiernan, F., R. Jensen, and T. Faciszewski (2003), The dynamic mobility of vertebral compression fractures, J Bone Miner Res, 18(1): p. 24-9.
9. Lieberman, I.H., et al. (2001), Initial outcome and efficacy of “kyphoplasty” in the treatment of painful osteoporotic vertebral compression fractures, Spine (Phila Pa 1976), 26(14): p. 1631-8.
10. Chen, Y.J., et al. (2012), Significance of dynamic mobility in restoring vertebral body height in vertebroplasty, AJNR Am J Neuroradiol, 33(1): p. 57-60.