NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA SIÊU ÂM, CẮT LỚP VI TÍNH ĐÁNH GIÁ XÂM LẤN VÀ DI CĂN TRONG UNG THƯ TẾ BÀO THẬN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh siêu âm và cắt lớp vi tính ung thư tế bào thận và khảo sát vai trò của siêu âm, cắt lớp vi tính trong đánh giá xâm lấn, di căn của ung thư tế bào thận.
Thiết kế nghiên cứu: Gồm 32 bệnh nhân được chẩn đoán ung thư thận, điều trị phẫu thuật tại Bệnh Viện Trung Ương Huế và Bệnh Viện Trường Đại Học Y Dược.
Kết quả: Về đặc điểm siêu âm: Kích thước trung bình của khối u là 6,2±2,4cm; Có 1 trường hợp không phát hiện được trên siêu âm. Về đặc điểm cắt lớp vi tính: Kích thước khối u thận từ >7-10cm chiếm tỷ lệ cao nhất là 43,8%; Sau khi phẫu thuật, khối u ở giai đoạn T1 chiếm tỷ lệ cao nhất theo kết quả giải phẫu bệnh là 37,5%. Đối chiếu kết quả siêu âm và cắt lớp vi tính trong phát hiện vôi hóa; Huyết khối tĩnh mạch; Xâm lấn tại chỗ và xâm lấn hạch; Di căn đều có p<0,05 nên đều có ý nghĩa thống kê.
Kết luận: Siêu âm là 1 phương tiện tiện dụng trong phát hiện sớm khối u thận, cạnh đó cắt lớp vi tính đặc biệt cắt lớp vi tính xoắn ốc với khả năng tái tạo đa mặt phẳng cho thấy nhiều ưu điểm trong đánh giá mức độ xâm lấn tại chỗ và di căn các cơ quan lân cận trong ổ bụng. Đó cũng là những tiêu chuẩn quan trọng nhất trong phân giai đoạn ung thư thận để có hướng điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.
Từ khóa
Ung thu tế bào thận, di căn
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Phước Bảo Quân (2010), “ Siêu âm hệ tiết niệu”, Siêu âm bụng tổng quát, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế, tr. 521-565.
3. Nguyễn Thế Trường (2005), Nghiên cứu chẩn đoán và kết quả điều trị phẫu thuật ung thư tế bào thận ở người lớn, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
4. Albala D.M, Morey A.F, Gomella L.G, Stein J.P (2011), “Renal cell carcinoma”. Oxford American handbook of urology, Wordwide best-seller, pp. 278- 293.
5. Ali Tabibi, Mahmoud Parvin et al (2007),“Correlation between size of renal cell carcinoma and its grade, stage and histological subtype”, Urology
journal, 4(1), pp. 10-13.
6. Chaan S. Ng et al (2008), ”Renal cell carcinoma: Diagnosis, staging and surveillance”, American Journal of Roentgenology, 191, pp. 1220-1232.
7. Hatcher PA, Paulson DF, Anderson EE (1992), “Accuracy in staging of renal cell carcinoma involving vene cava”, Urology, XXXIX (1), pp. 27-30.
8. N.Reed Dunnick, Ronald W. McCallum et al (2005), “Renal Tumors”, Textbook of Uroradiology, Library-Loyola University Medical Center, pp. 113-124.