Đánh giá hiệu quả của chọc hút áp xe vú dưới hướng dẫn siêu âm ở phụ nữ cho con bú
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả kết quả điều trị của phương pháp chọc hút ổ áp xe dưới hướng dẫn siêu âm trong điều trị áp xe tuyến vú
ở bệnh nhân nữ đang cho con bú.
Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả tiến cứu được tiến hành trên các bệnh nhân đang cho con bú bị áp xe tuyến
vú được điều trị chọc hút bằng kim nhỏ dưới hướng dẫn siêu âm tại Trung tâm Điện quang, bệnh viện Bạch Mai, từ tháng 6 năm
2020 đến tháng 1 năm 2021.
Kết quả: Phân tích 34 bệnh nhân đang cho con bú với 46 ổ áp xe vú cho thấy, phần lớn các ổ áp xe chưa tạo vỏ, độ hồi
âm không đồng nhất và kích thước nhỏ hơn 5cm. Ổ áp xe nhỏ nhất có kích thước 13x24x14mm (tương đương lượng dịch hút ra
được 2ml) và ổ áp xe lớn nhất chiếm gần toàn bộ tuyến vú (tương đương lượng dịch hút ra là 540ml). Kết quả nuôi cấy dịch mủ
ổ áp xe có 84,8% là tụ cầu vàng kháng Methicillin. Số lần chọc hút trung bình là 2 lần và thời gian điều trị trung bình là 16 ngày.
Tỉ lệ thành công là 91,2%, trong đó có 4 bệnh nhân (chiếm 9,3%) có di chứng nang sữa sau điều trị. Có 3 trường hợp (chiếm
8,8%) phải chuyển phẫu thuật chích rạch.
Kết luận: Chọc hút ổ áp xe tuyến vú dưới hướng dẫn siêu âm ở đối tượng bệnh nhân đang cho con bú là thủ thuật xâm
lấn tối thiểu và đạt tỉ lệ khỏi cao 91,2%.
Từ khóa
lactating breast abscess, ultrasound- guided needle aspiration.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2010;76 (3): 292-295.
2. Boakes E, Woods A, Johnson N, Kadoglou N. Breast Infection: A Review of Diagnosis and Management
Practices. Eur J Breast Health. 2018;14 (3):136-143. doi:10.5152/ejbh.2018.3871
3. Watt-Boolsen S, Rasmussen NR, Blichert-Toft M. Primary periareolar abscess in the nonlactating breast: risk
of recurrence. Am J Surg. 1987;153 (6): 571-573. doi:10.1016/0002-9610(87)90158-9
4. Benson EA. Management of breast abscesses. World J Surg. 1989;13(6):753-756. doi:10.1007/BF01658428
5. Eryilmaz R, Sahin M, Hakan Tekelioglu M, Daldal E. Management of lactational breast abscesses. Breast
Edinb Scotl. 2005;14 (5): 375-379. doi:10.1016/j.breast.2004.12.001
6. Ulitzsch D, Nyman MKG, Carlson RA. Breast abscess in lactating women: US-guided treatment. Radiology.
2004;232 (3): 904-909. doi:10.1148/radiol.2323030582
7. Lodhi N, Khurshaidi N, Soomro R, Saleem M, Rahman SS ur, Anwar S. “Is our choice of empirical antibiotics
appropriate for patients with methicillin resistant Staphylococcus aureus in breast abscess?” Iran J Microbiol.
2018;10 (6): 348-353.
8. Berens P, Swaim L, Peterson B. Incidence of methicillin-resistant Staphylococcus aureus in postpartum breast
abscesses. Breastfeed Med Off J Acad Breastfeed Med. 2010;5 (3): 113-115. doi:10.1089/bfm.2009.0030
9. Reddy P, Qi C, Zembower T, Noskin GA, Bolon M. Postpartum mastitis and community-acquired methicillinresistant
Staphylococcus aureus. Emerg Infect Dis. 2007;13 (2): 298-301. doi:10.3201/eid1302.060989
10. Abosayed YG, Gonna AM, Warraki M. ASSESSMENT OF ULTRASOUND-GUIDED DRAINAGE OF ACUTE
BREAST ABSCESSES: A CLINICAL PROSPECTIVE STUDY. 2015;13 (2):4.
11. Martin JG. Breast Abscess in Lactation. J Midwifery Womens Health. 2009; 54 (2):150-151. doi:10.1016/j.
jmwh.2008.07.015
12. Comparison of Multiple Needle Aspirations and Open Surgical Drainage in Management of Breast Abscess |
Journal of Rawalpindi Medical College. Accessed May 1, 2021. https://www.journalrmc.com/index.php/JRMC/
article/view/740
13. CMECMC. Lactational Breast Abscess. Current Medical Issues Journal. Published August 5, 2016. Accessed
August 7, 2021. https://cmijournal.wordpress.com/2016/08/05/lactational-breast-abscess/