ĐIỀU TRỊ HO RA MÁU CẤP TÍNH BẰNG NÚT ĐỘNG MẠCH PHẾ QUẢN VÀ NGOÀI PHẾ QUẢN SỬ DỤNG PHỐI HỢP HAI LOẠI VẬT LIỆU NÚT MẠCH

Nguyễn Trường Giang1, Lê Anh Quang1, Nguyễn Thị Hà2,
1 Khoa Chẩn đoán Hình ảnh Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên
2 Khoa Hô hấp Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu này được tiến hành với mục tiêu mô tả đặc điểm tổn thương mạch máu và đánh giá hiệu quả điều trị cầm máu của kỹ thuật gây tắc động mạch có sử dụng phối hợp hai loại vật liệu tắc mạch.
Phương pháp: 28 bệnh nhân ho ra máu cấp tính. Các mạch máu tốn thương đều được gây tắc bằng hạt vi cầu sinh học sau đó nút tăng cường bằng N-butyl cyanoacrylate (NBCA). Bệnh nhân được theo dõi trong 1 năm kể
từ ngày làm thủ thuật.
Kết quả: Thành công về kỹ thuật và lâm sàng trong nghiên cứu này là 96,4%. Tất cả các bệnh nhân ho ra máu đều có giãn động mạch động mạch phế quản, 46% các tổn thương giãn mạch khác có nguồn cấp máu từ động mạch
dưới đòn, 39% được cấp máu từ động mạch liên sườn. Biến chứng ghi nhận được ở nhóm nghiên cứu chủ yếu là đau ngực với 4 bệnh nhân (14,3%), 1 bệnh nhân nhiễm trùng sau can thiệp (3,6%), 1 ca có tắc mạch tiểu não (3.6%) và 1 trường hợp bóc tách động mạch phế quản (3,6%). Tỷ lệ ho ra máu tái phát trong 1 năm theo dõi là 7.14%.
Kết luận: Tổn thương chủ yếu trên chụp động mạch là giãn động mạch phế quản và động mạch ngoài phế quản. Tỷ lệ thành công về kỹ thuật và lâm sàng cao khi phối hợp hai vật liệu gây tắc mạch. Các biến chứng có thể gặp bao gồm đau ngực, nhiễm trùng, tắc mạch không mong muốn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Woo, S., et al., Bronchial artery embolization to control hemoptysis: comparison of N-butyl-2- cyanoacrylate and polyvinyl alcohol particles. Radiology, 2013. 269(2): p. 594-602.
2. Yoo, D.H., et al., Bronchial and nonbronchial systemic artery embolization in patients with major hemoptysis: safety and efficacy of N-butyl cyanoacrylate. AJR Am J Roentgenol, 2011. 196(2): p. W199-204.
3. Chan, V.L., et al., Major haemoptysis in Hong Kong: aetiologies, angiographic findings and outcomes of bronchial artery embolisation. Int J Tuberc Lung Dis, 2009. 13(9): p. 1167-73.
4. Garcia-Olive, I., et al., Predictors of recanalization in patients with life-threatening hemoptysis requiring
artery embolization. Arch Bronconeumol, 2014. 50(2): p. 51-6.
5. Hahn, S., et al., Comparison of the effectiveness of embolic agents for bronchial artery embolization: gelfoam versus polyvinyl alcohol. Korean J Radiol, 2010. 11(5): p. 542-6.
6. Shin, B.S., et al., Bronchial artery embolisation for the management of haemoptysis in patients with pulmonary tuberculosis. Int J Tuberc Lung Dis, 2011. 15(8): p. 1093-8.
7. Vaidya, S., K.R. Tozer, and J. Chen, An Overview of Embolic Agents. Semin Intervent Radiol, 2008. 25(3): p. 204-15.
8. Medical, M. Embosphere® Microspheres Embolization Animation Available from: http://www.merit. com/products/media.aspx?type=video&id=275358.