ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ SỐ TƯỚI MÁU TRONG UNG THƯ PHỔI TRÊN CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH TƯỚI MÁU

Nguyễn Trường Giang1, Lê Anh Quang1, Lê Thị Kim Cúc1, Nguyễn Quang Hưng1, Hứa Thị Giang1, Trần Bảo Ngọc1,
1 Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Chụp cắt lớp vi tính tưới máu có thể đánh giá hình thái và huyết động học của khối u. Nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu đánh giá sự thay đổi về huyết động học và tính chất ngấm thuốc cản quang của tổn thương ung thư phổi.
Phương pháp: 12 bệnh nhân có chẩn đoán ung thư phổi trên chụp cắt lớp vi tính được chụp cắt lớp vi tính tưới máu. Các chỉ số về lưu lượng máu, thể tích máu, thời gian tưới máu trung bình và thể tích khối u được tính trên hình ảnh chụp cắt lớp tưới máu.
Kết quả: Các khối u phổi có tính chất ngấm thuốc chậm và duy trì thời gian ngấm thuốc cản quang lâu. Các chỉ số tưới máu đặc biệt là chỉ số về thể tích máu trong khối u phổi tăng trong ung thư phổi với lưu lượng máu trung bình 33.15±15.7 ml/100g/phút, thể tích máu trung bình 17ml/100g và kích thước khối u từ 7 tới 577ml. Các khối u nhỏ có thể tích tưới máu cao hơn và có độ đồng nhất về lưu lượng tưới máu cao hơn so với các khối u lớn.
Kết luận: Chụp cắt lớp vi tính tưới máu có thể giúp đánh giá những thay đổi về huyết động học trong khối u phổi góp phần đánh giá trước điều trị hóa chất đối với các khối ung thư phổi không còn chỉ định phẫu thuật.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Jemal, A., et al., Cancer statistics, 2010. CA Cancer J Clin, 2010. 60(5): p. 277-300.
2. Osaki, T., et al., Feasibility of induction chemotherapy using bronchial arterial infusion for locally advanced non-small cell lung cancer: a pilot study. Surg Today, 2002. 32(9): p. 772-8.
3. Ng, Q.S., et al., Lung cancer perfusion at multi-detector row CT: reproducibility of whole tumor quantitative measurements. Radiology, 2006. 239(2): p. 547-53.
4. Spira, D., et al., Assessment of tumor vascularity in lung cancer using volume perfusion CT (VPCT) with histopathologic comparison: a further step toward an individualized tumor characterization. J Comput Assist Tomogr, 2013. 37(1): p. 15-21.
5. Tacelli, N., et al., Assessment of non-small cell lung cancer perfusion: pathologic-CT correlation in 15 patients. Radiology, 2010. 257(3): p. 863-71.
6. Lind, J.S., et al., Dynamic contrast-enhanced CT in patients treated with sorafenib and erlotinib for non-small cell lung cancer: a new method of monitoring treatment? Eur Radiol, 2010. 20(12): p. 2890-8.
7. Konstas, A.A., et al., Theoretic basis and technical implementations of CT perfusion in acute ischemic stroke, part 2: technical implementations. American Journal of Neuroradiology, 2009. 30(5): p. 885-92.
8. Uchiyama, N., et al., Treatment of lung cancer
with bronchial artery infusion of cisplatin and intravenous
sodium thiosulfate rescue. Acta Oncol, 1988. 27(1): p. 57-61.
9. Sitartchouk, I., et al., Computed tomography perfusion using first pass methods for lung nodule characterization. Invest Radiol, 2008. 43(6): p. 349-58.
10. Ushijima, C., et al., High vascularity in the peripheral region of non-small cell lung cancer tissue is associated with tumor progression. Lung Cancer, 2001. 34(2): p. 233-41.