ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ VAI TRÒ CỘNG HƯỞNG TỪ TRONG CHẨN ĐOÁN RÒ HẬU MÔN

Vương Ngọc Anh1, Bùi Văn Lệnh2,
1 Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đa khoa Phúc Yên
2 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: 1)Mô tả đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ của rò hậu môn; 2)Vai trò của cộng hưởng từ trong chẩn đoán rò hậu môn.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Nghiên cứu thực hiện trên 95 bệnh nhân được chẩn đoán rò hậu môn, được phẫu thuật tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 01/2014 đến tháng 9/2015. Các bệnh nhân được chụp cộng hưởng từ trên máy chụp 1.5 Tesla và đối chiếu kết quả với phẫu thuật.
Kết quả: Trong 95 bệnh nhân được chụp cộng hưởng từ có 81 nam và 14 nữ. Các chuỗi xung CHT có khả năng phát hiện chính xác đường rò với tỷ lệ cao. Chuỗi xung T2W phát hiện được 94,7% số đường rò, chuỗi xung STIR là 95,7%
và chuỗi xung T1W fat sat +Gado là 98,9%. Chẩn đoán cộng hưởng từ phù hợp với phẫu thuật trong phân loại đường rò chính với tỷ lệ là 84,2%, trong xác định vị trí lỗ trong là 96,6%, trong xác định sự lan rộng của tổn thương là 94%.
Kết luận: Cộng hưởng từ là phương pháp có giá trị cao được sử dụng trong đánh giá rò hậu môn trước phẫu thuật (phân loại đường rò chính, xác định vị trí lỗ trong và các tổn thương lan rộng) với độ chính xác cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nalan Yıldırım, Gökhan Gökalp, Ersin Öztürk, et al “Ideal combination of MRI sequences for perianal fistula classification and the evaluation of additional findings for readers with varying levels of experience”, Diagn Interv Radiol 2012; 18:11–19.
2. Regina G. H. Beets-Tan et al: “Preoperative MR Imaging of Anal Fistulas: Does It Really Help the Surgeon”. Radiology 2001; 218:75–84
3. Karmiris K, Bielen D, Vanbeckevoort D, Hori et al (2011). Long-term monitoring of infliximab therapy for perianal fistulizing Crohn’s disease by using magnetic resonance
imaging. Clin Gastroenterol Hepatol; 9 (2): 130-136.
4. G. Rosa P. Lolli D. Piccinelli F. Mazzola S. Bonomo (2006). Fistula-in- ano: anatomoclinical aspects, surgical therapy and results in 844 patients (Published online: 20 September 2006)
5. Đỗ Đình Công (2007). Kết quả sớm điều trị phẫu thuật bệnh rò hậu môn.
6. Herand Abcarian, “Anorectal Infection: Abscess– Fistula”, Clinic in colon and rectal surgery/volume 24, number 1 2011
7. Lê Thị Diễm, Võ Tấn Đức, Nguyễn Văn Hậu, Phạm Ngọc Hoa, “Bước đầu khảo sát giá trị hình ảnh cộng hưởng từ của rò hậu môn”, Y Học TP. Hồ Chí Minh, Tập 14, Phụ bản của Số 1 2010
8. Buchanan G, Halligan S, Williams A, et al. Effect of MRI on clinical outcome of recurrent fistula-in-ano. Lancet 2003
9. Kulvinder Singh, Navdeep Singh, CL Thukral, Kunwar pal Singh, Varun Bhalla. Magnetic Resonance Imaging (MRI) Evaluation of Perianal Fistulae with Surgical Correlation. June 2014
10. Parks AG, Gordon PH, Hardcastle JD. A classification of fistula-in-ano. Br J Surg 1976;63(1):1–12.