NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ HOẠI TỬ VÔ KHUẨN CHỎM XƯƠNG ĐÙI Ở NHỮNG BỆNH NHÂN CÓ CHỈ ĐỊNH THAY KHỚP HÁNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
TÓM TẮT
Mục tiêu: 1) Mô tả đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi ở bệnh nhân có chỉ định thay khớp háng. 2) Mô tả đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ của khớp háng bên đối diện ở những bệnh nhân trên.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu với 60 bệnh nhân hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi được phẫu thuật trong thời gian 2014-2015 tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Việt Đức.
Kết quả: Các bệnh nhân có chỉ định thay khớp háng gặp hai giai đoạn III và IV. Tất cả bệnh nhân đều có xẹp chỏm xương đùi và chủ yếu là gặp khi bệnh đã có thoái hóa khớp háng thứ phát (giai đoạn IV chiếm 75%). Vùng giảm tín hiệu giai đoạn III là 73,3%, giai đoạn IV 93,3%, phù tủy xương có tỷ lệ cao thể hiện sự đang tiến triển của bệnh > 85%. Hình ảnh xẹp chỏm xương đùi chủ yếu gặp ở mức độ >30%. Tỷ lệ HTVKCXĐ ở khớp háng bên đối diện gặp với tỷ lệ cao 80%, gặp ở tất cả các giai đoạn. Hình ảnh CHT ở giai đoạn sớm (I và II) thường hay gặp hình dải giảm tín hiệu (77,4%), dạng tổn thương trên tủy xương T1W là hình vòng nhẫn (61,3%), hình ảnh tổn thương thuộc phân lớp A (74,2%). Giai đoạn muộn (III, IV) hình ảnh đặc trưng là gãy xương dưới sụn và xẹp chỏm xương đùi, ngoài ra còn thấy các hình ảnh khác: vùng giảm tín hiệu trên T1W (70,5%), hình ảnh thuộc phân lớp D (52,9%).
Kết luận: Cộng hưởng từ cho phép đánh giá chính xác giai đoạn tổn thương giúp cho các nhà lâm sàng tiên lượng và có quyết định thay khớp háng đúng thời điểm, đồng thời nhằm phát hiện HTVKCXĐ ở khớp háng bên đối diện dù chưa có các biểu hiện về lâm sàng, để từ đó có biện pháp điều trị sớm hay phòng những biến chứng nặng nề hơn.
Từ khóa
Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
1. Jeanne K Tofferi, M. (2006), “Avascular Necrosis”, eMedicine.
2. Mitchell, R.V., Dalinka M et al (1986), “MRI of joint fluid in the normal and ischemic hip”, American Roentgen Ray Society, 146, p. 1215-1218.
3. Nguyễn Vĩnh Ngọc, Trần Ngọc Ân (1998), “Nghiên cứu đặc điểm chẩn đoán và điều trị hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi”, Hội thảo thấp khớp học Pháp– Việt, Hạ Long trang: 43-44.
4. Aiello, M.R. (2009), “Avascular Necrosis, Femoral Head”, eMedicine, pp. Section 1 to 10.
5. Harry E. Jergesen, M.D.a.A.S. (1997), “The Natural History of Untreated Asymptomatic Hips in Patients Who Have Non-Traumatic Osteonecrosis*”, The Journal of Bone and Joint Surgery (American), 79, pp. 359-363.
6. Hu ang, G.-S. (2003), “MR imaging of bone marrovv edema and joint effusion in patients with osteonecrosis of the femoral head: relationship to pain”, AJR, 181, pp. 545-549
7. Guo Shu Huang, W.P.C., Yue Cune Chang et al (2003), “MRI of bone marrow edema and joint efflision in patients with osteonecrosis of the femoral head: relationship to pain”, AJR (American Roentgen Ray Society), 181, pp. 545-549.
8. Stevens, K., et al (2003), “ Subchondral fractures in osteonecrosis of the femoral head: comparison of radiography, CT, and MR imaging”, AJR Am J Roentgenol, 180(2), pp. 363-368.
9. Khanna, et al (2000), “Femoral head osteonecrosis: detection and grading by using a rapid MR imaging protocol”, Radiology, 217(1), pp. 188 1892