MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ VÀ HÌNH ẢNH 18F-FDG PET/CT NÃO Ở CÁC BỆNH NHÂN MẮC BỆNH ALZHEIMER TẠI BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG ƯƠNG

Dư Đức Chiến1, Phạm Thắng1, Mai Trọng Khoa2, Nguyễn Thị Thanh Bình1, Nguyễn Thanh Bình1, Nguyễn Trọng Hưng1, Hồ Thị Kim Thanh1, Trần Đình Hà2, Trần Hải Bình2, Nguyễn Thị The2,
1 Bệnh viện Lão khoa Trung ương
2 Trung tâm Y học hạt nhân và Ung Bướu – Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm mô tả đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ não và hình ảnh 18F-FDG PET/CT não ở các bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương.
Phương pháp: Trong thời gian từ năm 2014 đến 2015, lần đầu tiên ở Việt Nam, phương pháp chụp cắt lớp vi tính não phát điện tử dương (PET/CT) sử dụng 18F-FDG đã được áp dụng trong nghiên cứu bệnh Alzheimer với 32 trường hợp bao gồm 16 bệnh nhân Alzheimer và 16 bệnh nhân nhóm chứng cùng độ tuổi được xác định không bị sa sút trí tuệ, các thăm khám 18F-FDG PET/CT não đã được thực hiện tại Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai. Thăm khám cộng hưởng từ sọ não cũng được thực hiện cho tất cả các bệnh nhân Alzheimer. Số liệu 18F-FDG PET/CT não ở nhóm Alzheimer được so sánh đối chiếu với nhóm chứng.
Kết quả: Tuổi trung bình mắc bệnh ở bệnh nhân Alzheimer là 65.1± 8.2. Đa số bệnh nhân Alzheimer đến khám ở giai đoạn vừa hoặc nặng (90%). Trên hình ảnh cộng hưởng từ, 93% các bệnh nhân có teo vỏ não toàn thể từ mức độ nhẹ đến nặng, 75% trường hợp có teo hồi thái dương trong tính chất bệnh lý, teo não vùng đỉnh cũng gặp ở tỷ lệ cao trong nghiên cứu (81,3%). Chỉ số Evan lớn hơn bình thường trong 68.8% các trường hợp. Không thấy hiện tượng giảm chuyển hóa đường Glucose khu trú ở não trên hình ảnh 18F-FDG PET/CT não ở tất cả các bệnh nhân nhóm chứng. Ngược lại, ở nhóm bệnh nhân Alzheimer, 93.8 các trường hợp có giảm chuyển hóa ở vùng thái dương đỉnh trái và 81.3% ở bên phải, trong khi 100% các bệnh nhân đều có giảm chuyển hóa đường Glucose ở hồi khuy sau hai bên và hải mã trái, chuyển hóa vùng chẩm cơ bản được bảo tồn trong hầu hết các trường hợp và hơn 50% các trường hợp bệnh nhân Alzheimer có giảm chuyển hóa lan ra vùng trán.
Kết luận: Hầu hết các bệnh nhân Alzheimer đều có các hình ảnh bất thường về tổn thương thoái hóa não trên hình ảnh cộng hưởng từ thể hiện bằng teo não toàn thể với nhiều mức độ. Những vùng teo não đặc trưng hay gặp trong Alzheimer là teo hồi thái dương trong và teo não vùng đỉnh. Hình ảnh giảm chuyển hóa đường Glucose não hay gặp trên 18F-FDG PET/CT trong bệnh Alzheimer có tính đặc trưng với giảm chuyển hóa có tính chất phân vùng giải phẫu ở vùng thái dương đỉnh và hồi khuy sau, ưu thế bên trái. Cộng hưởng từ não và 18F-FDG PET/CT não được biết đến là những kỹ thuật hình ảnh y học có độ nhậy và độ an toàn cao, có giá trị khách quan và ngày càng được ứng dụng nhiều trong lâm sàng và nghiên cứu về bệnh Alzheimer nói riêng và hội chứng sa sút trí tuệ nói chung, góp phần cải thiện đáng kể khả năng chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt bệnh Alzheimer và các thể sa sút trí tuệ khác.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Thắng., Tạ Thành Văn., Dư Đức Chiến và cs: Bệnh Alzheimer và các thể sa sút trí tuệ khác. Nhà xuất bản Y học, Hà nội 2010:3-335.
2. Evans D.A. GF, Loewenstein D., et al (2011), “Reducing case ascertainment costs in US population studies of Alzheimer’s disease, dementia cand cognitive impairment-Part II. “Alzheimer’s & Dementia, 7pp. 110-123.
3. Kalaria RN, Maestre GE, Arizaga R, Friedland RP, Galasko D, Hall K, Luchsinger JA, Ogunniyi A, Perry EK, Potocnik F et al (2008), “Alzheimer’s disease and vascular dementia in developing countries: prevalence, management, and risk factors. , “Lancet Neurol, 7(9), pp. 812-826.
4. Weir D.R. WRB, Langa K.M, et al (2011), “Reducing case ascertainment costs in US population studies of Alzheimer’s disease, dementia cand cognitive impairment-Part I”, Alzheimer’s & Dementia, 7pp. 94-109.
5. Tổng cục Thống kê (2012), Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm 1/4/2012: Các kết quả chủ yếu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội.
6. Nguyễn Kim Việt (2008), “Nghiên cứu đặc điểm sa sút trí tuệ tại cộng đồng”, Tạp chí Y Học Thực Hành, 10pp. 16-19.
7. Perry G. AJ, Kinosita J., et al (2006), “Alzheimer’s disease: A century of scientific and clinical reseach. “ IOS Press, pp. 29-447.
8. Silverman DH (2002), “Assessment of dementia risk in aging adults using both FDG-PET and FDDNPPET imaging. “ Mol Imaging Biol, 4(4), pp. 283-293.
9. Simon JH, et al (2010), “PET imaging in dementia”, Lancet Neurol August 2010.
10. Brookmeyer R., Evans D.A., Hebert L., et al (2011), “National estimates the prevalence of Alzheimer’s disease in the United States”, Alzheimer’s
& Dementia, 7: 61-73.
11. Stern Y. (2006), “Cognitive Reserve and Alzheimer disease”, Alzheimer Dis Assoc Disor, 20: 69-74.
12. Dư Đức Chiến., Phạm Thắng., Nguyễn Trọng Hưng và cs (2012), “Bước đầu nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và hình ảnh cộng hưởng từ của các bệnh nhân Alzheimer ở bệnh viện Lão khoa trung ương”, Tạp chí Y Học Thực Hành, Bộ Y Tế, 824 (6/2012): 8-11.
13. Barber R, et al (1999), “Medial temporal lobe atrophy on MRI in dementia with Lewy bodies”, Neurology 1999, 52:1153.
14. Fazekas F, Kleinert R, Offenbacher H et al (1993): Pathologic correlates of incidental MRI white matter signal hyperintensities. Neurology, 43(9):1683-1689.
15. Longstreth WT, Jr., Bernick C, Manolio TA et al (1998): Lacunar infarcts defined by magnetic resonance imaging of 3660 elderly people: the Cardiovascular Health Study. Arch Neurol, 55(9):1217-1225.
16. Minoshima S GB, Berent S, et al (1997), “Metabolic reduction in the posterior cingulate cortex in very early Alzheimer’s disease”, Ann Neurol, 42pp. 85–94.
17. Herholz K, Salmon E, Perani D, et al (2002), “Discrimination between Alzheimer dementia and controls by automated analysis of multicenter FDG PET”, Neuroimage, 17: 302–316.