GIÁ TRỊ CỦA X QUANG VÀ SIÊU ÂM TRONG SÀNG LỌC UNG THƯ VÚ Ở PHỤ NỮ TỪ 40 TUỔI TRỞ LÊN

Bs Hồ Hoàng Thảo Quyên1, Bs Đỗ Văn Dũng2, Bs Nguyễn Chấn Hùng3
1 Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM
2 Đại học Y Dược TPHCM
3 Hội Ung thư Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát giá trị của X quang (XQ), siêu âm (SA) trong sàng lọc ung thư vú (UTV) ở phụ nữ ≥ 40 tuổi.


Phương pháp: Nghiên cứu theo dõi 6 tháng trên 1319 phụ nữ ≥ 40 tuổi đến sàng lọc tại Bệnh viện Đại học Y Dược (BVĐHYD) thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) từ 01/06/2014 đến 31/05/2016. X quang và SA cùng được thực hiện, kết quả theo BI-RADS (The Breast Imaging- Reporting and Data System) của Hội Điện quang Mỹ (ACR). Ung thư vú được xác định bằng kết quả mô học.
Kết quả: Tỉ lệ UTV là 1,67% (22/1319). Khả năng chẩn đoán của XQ là 14,4/1000, SA là 13,65/1000. Độ nhạy, độ đặc hiệu của XQ lần lượt là 86,36% (KTC 95%: 65,09-97,09), 99% (98,29-99,47) cao hơn SA:81,82% (59,71-94,81); 95,45% (94,18-95,52). Khi kết hợp cả hai, độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 100% (KTC 97,5%:84,56-100), 95,37% (94,09-96,45); PPV giảm (26,83%) (17,63-37,75) do kết hợp của XQ (59,38%) (40,64-76,3) và SA (23,38%) (11,48-34,41); NPV tăng (100%) (KTC 97,5%:99,7-100) so với XQ (99,77%) (99,32-99,95) hay SA đơn thuần (99,68%) (99,18-99,91).
Kết luận: Độ nhạy và độ đặc hiệu của XQ sàng lọc UTV cao hơn SA đơn thuần. Khi kết hợp với SA, độ nhạy tăng, độ đặc hiệu giảm so với XQ đơn thuần. Việc kết hợp này vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Hoàng Minh, Phạm Xuân Dũng, Đặng Huy Quốc Thịnh, Bùi Đức Tùng, Quách Thanh Khánh, Nguyễn Hải Nam và cộng sự (2013) “Xuất độ ung thư TPHCM: kết quả từ ghi nhận ung thư quần thể 2007- 2011”. Tạp chí ung thư học Việt Nam, 4, tr: 19-27.
2. Hồ Hoàng Thảo Quyên, Võ Tấn Đức, Hứa Thị Ngọc Hà, Hồ Hoàng Phương (2009) “Tình hình bệnh lí tuyến vú của bệnh nhân nữ trên 40 tuổi tại bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM”. Tạp chí Y học TP.HCM, Đai học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, 13 (1), tr:271-278.
3. Nelson HD, Cantor A, Humphrey L, Fu R, Pappas M, Daeges M et al (2016) “Screening for Breast Cancer: A Systematic Review to Update the 2009 U.S. Preventive Services Task Force Recommendation”. Agency for Healthcare Research and Quality (US),
4. McCormack VA, Dos Santos Silva I. (2006) “Breast density and parenchymal patterns as markers of breast cancer risk: a meta-analysis”. Cancer Epidemiol Biomarkers Prev, 15, pp.1159–69.
5. Nguyễn Trần Bảo Chi, Nguyễn Đỗ Nguyên, Huỳnh Ngọc Minh (2011) “Siêu âm vú kết hợp nhũ ảnh so với nhũ ảnh đơn thuần trong tầm soát ung thư vú ở phụ nữ có nhu mô vú dày: một nghiên cứu theo dõi 6 tháng”. Tạp chí Y học TP.HCM, Đai học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, tập 15 (3), tr: 167-173.
6. Berg WA, Blume JD, Cormack JB, Mendelson EB, Lehrer D, Bohm-Velez M et al (2008) “Combined screening with ultrasound and mammography vs mammography alone in women at elevated risk of breast cancer: Result of The First Year Screen in ACRIN 6666”. JAMA, 299 (18), pp.2151-2163.
7. Kelly KM, Dean J, Comulada W.C, Lee S.J. . (2010) “Breast cancer detection using automated whole breast ultrasound and mammography in radiographically dense breasts”. Eur Radiol, 20 (3), pp. 734–742.
8. Scheel JR, Lee JM, Sprague BL, Lee CI, Lehman CD. (2015) “Screening ultrasound as an adjunct to mammography in women with ammographically dense breasts.”. Am J Obstet Gynecol, 212 (1), pp.9-17.
9. American College of Radiology (2013) ACR Atlas Breast Imaging Reporting and Data System BI-RADS 2013 American College of Radiology, Reston, VA.
10. Phí Ích Nghị, Võ Tấn Đức, Trương Hiếu Nghĩa. (2009) Hình ảnh học tuyến vú và tầm soát ung thư vú, Nxb Y học, Thành phố Hồ Chí Minh.