BIẾN THỂ GIẢI PHẪU ĐỘNG MẠCH GAN TRÊN 300 TRƯỜNG HỢP CHỤP MẠCH MÁU SỐ HÓA XÓA NỀN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Phân loại và mô tả tỷ lệ các biến thể giải phẫu của động mạch (ĐM) gan ở các trường hợp được chụp mạch số hóa xóa nền (DSA).
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang 300 trường hợp được chụp mạch số hóa xóa nền ĐM tạng tại khoa chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Việt Đức từ 05/2015 đến 05/2016.
Kết quả: Trong số 300 ca được lựa chọn: 232 trường hợp (77,3%) có dạng giải phẫu ĐM gan thông thường (loại I). 68 trường hợp (22,7%) có biển thể giải phẫu: 14 trường hợp (4,7%) thay đổi vị trí xuất phát ĐM gan trái. 11 trường hợp (3,7%) thay đổi vị trí xuất phát ĐM gan phải. 2 trường hợp (0,7%) thay đổi vị trí xuất phát cả ĐM gan phải và ĐM gan trái. 16 trường hợp (5,3%) có ĐM gan trái phụ. 3 trường hợp (1%) có ĐM gan phải phụ. 1 trường hợp (0,3%) có hai ĐM gan phụ. 4 trường hợp (1,3%) thay đổi vị trí của ĐM gan phải và có ĐM gan trái phụ. 12 trường hợp (4%) có ĐM gan chung đổi vị trí. 3 trường hợp (1%) có 2 ĐM gan. 1 trường hợp (0,3%) có ĐM gan chung xuất phát từ ĐM mạc treo tràng trên và ĐM gan trái phụ xuất phát từ ĐM vị trái. 1 trường hợp (0,3%) có ĐM gan phải xuất phát từ ĐM chủ bụng, ĐM gan trái xuất phát từ ĐM vị trái.
Kết luận: Dạng giải phẫu thông thường của ĐM gan chiếm tỷ lệ lớn, một số dạng biến đổi giải phẫu hiếm gặp của ĐM gan trước đây không gặp trong nghiên cứu này, tuy nhiên có 2 trường hợp biến thể giải phẫu ĐM gan trong nghiên cứu chưa thấy công bố tại các báo cáo trước đây.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
động mạch gan, giải phẫu, chụp mạch số hóa.
Tài liệu tham khảo
2. Sureka, B., et al. (2013). Variations of celiac axis, common hepatic artery and its branches in 600 cases. Indian J Radiol Imaging. 23, 223-33.
3. Vandamme, J.P. and J. Bonte. (1985). The branches of the celiac trunk. Acta Anat (Basel). 122, 110-4.
4. Redman, H.C. and S.R. Reuter. (1969). Angiographic demonstration of surgically important vascular variations. Surg Gynecol Obstet. 129, 33-9.
5. Suzuki, T., et al. (1971). Surgical significance of anatomic variations of the hepatic artery. Am J Surg. 122, 505-12.
6. Catalano, O.A., et al. (2008). Vascular and biliary variants in the liver: implications for liver surgery. Radiographics. 28, 359-78.
7. Covey, A.M., et al. (2002). Variant hepatic arterial anatomy revisited: digital subtraction angiography performed in 600 cases. Radiology. 224, 542-7.
8. Winter, T.C., 3rd, et al. (1995). Hepatic arterial anatomy: demonstration of normal supply and vascular variants with three-dimensional CT angiography. Radiographics. 15, 771-80.
9. Lopez-Andujar, R., et al. (2007). Lessons learned from anatomic variants of the hepatic artery in 1,081 transplanted livers. Liver Transpl. 13, 1401-4.
10. Song, S.-Y., et al. (2010). Celiac Axis and Common Hepatic Artery Variations in 5002 Cases: Systematic Analysis with Spiral CT and DSA. Radiology. 255, 278-288.