NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ BAN ĐẦU SỬ DỤNG HẠT VI CẦU EMBOZENE TRONG ĐIỀU TRỊ NÚT MẠCH U CƠ TRƠN TỬ CUNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả ban đầu sử dụng hạt vi cầu embozene trong điều trị nút mạch u cơ trơn tử cung tại khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Bạch Mai.
Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Tiến cứu từ tháng 1/2015 đến tháng 2/2016, chúng tôi điều trị cho 41 bệnh nhân u cơ trơn tử cung có triệu chứng lâm sàng, tuổi trung bình 37,3 ± 5,7 (24-43 tuổi). Đánh giá triệu chứng lâm sàng, thể tích của khối u trước và sau điều trị tại các thời điểm 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng trên siêu âm, cộng hưởng từ sau 6 tháng.
Kết quả: Thể tích trung bình khối u 65,6 ± 58,8 (1,7-353 gam). Tổng số 41 bệnh nhân với 51 khối u được tiến thành can thiệp, với tỷ lệ thành công kỹ thuật 100%. Ngay sau can thiệp có 54% bệnh nhân không đau, thời gian đau trung bình 1,2 ± 0,7 ngày. Không có biến chứng chính xảy ra. Lâm sàng sau 6 tháng có 96,1% bệnh nhân hết rong kinh, 94,4% bệnh nhân hết đau bụng, chất lượng cuộc sống cải thiện 3,8 điểm. Thể tích khối u giảm 19,6% sau 1 tháng, 53,3% sau 3 tháng, 80,1% sau 6 tháng (P < 0,001).
Kết luận: Hạt vi cầu embozene là vật liệu có thể lựa chọn trong điều trị nút mạch u cơ trơn tử cung bởi vì tính an toàn và hiệu quả của nó.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
u cơ trơn tử cung, nút mạch u cơ trơn tử cung, hạt vi cầu embozene
Tài liệu tham khảo
2. James B. Spies, et al (2002), “Uterine artery embolization for leiomyomata”, Obstrics and Gynecology, 98 (number 1): P 625-632.
3. Laurent Brunnereau, et al (2000), “Uterine artery embolization in primary treatment of uterine leiomyomas”, AJR, 175, p. 1267-1272
4. Nguyễn Hoài Thu và Phan Thanh Hải (2003), “Nhân 189 trường hợp thuyên tắc động mạch tử cung trong điều trị nhân xơ tử cung, ung thư tế bào nuôi, chảy máu sản khoa”, Báo cáo hội nghị Điện Quang Pháp - Việt.
5. Nguyễn Xuân Hiền, “Nghiên cứu ứng dụng phương pháp nút động mạch tử cung trong điều trị u cơ trơn tử cung”, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại Học Y Hà Nội 2011.
6. Smeets AJ, Nijenhuis RJ, et al,“Embolization of uterine leiomyomas with polyzene F - coated hydrogel microspheres: initial experience”, J Vasc Interv Radiol2010, 21(12): 1830-4.
7. Stampfl U, RadeleffB, et al,“Midterm results of uterine artery embolization using narrow-size calibrated embozene microspheres”, Cardiovasc Intervent Radiol 2011, 34(2): 295-305.
8. Ravina, J. H, et al. (2003), “Embolisation des fibromes utérins: Résultats sur 454 cas”, Gynécologie Obstétrique & Fertilité, 31: 9. 597-605.