ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN THIỆP NỘI MẠCH TRONG ĐIỀU TRỊ PHÌNH MẠCH TẠNG SAU CHẤN THƯƠNG

Lê Văn Phước1, Nguyễn Huỳnh Nhật Tuấn2,3, Lê Văn Khoa2,3, Nguyễn Văn Tiến Bảo2,4, Phạm Đăng Tú2,3, Dương Đình Hoàn2,3,
1 Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Chợ Rẫy
2 Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Chợ Rẫy
3 Phó chủ nhiệm Bộ môn Chẩn đoán hình ảnh, Đại Học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh
4 Vice President of Diagnostics Department Guess the picture, University of Medicine Ho Chi Minh City pharmacy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

TÓM TẮT
Mở đầu: Giả phình của động mạch tạng ổ bụng hiếm gặp, chảy máu do vỡ giả phình thường đưa đến bệnh cảnh lâm sàng
nặng nề, dẫn tới sốc mất máu và tử vong.2 Phẫu thuật có tính xâm lấn và tỉ lệ biến chứng và tử vong cao, do đó ngày nay, can
thiệp nội mạch dần trở thành một lựa chọn thay thế.1 Mục tiêu: đánh giá hiệu quả và tính an toàn của phương pháp can thiệp nội mạch trong điều trị phình mạch tạng sau chấn thương.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: tất các bệnh nhân được chẩn đoán phình mạch máu tạng ổ bụng có bệnh sử hoặc
tiền sử chấn thương và được tiến hành can thiệp nội mạch để điều trị tại Bệnh Viện Chợ Rẫy từ tháng 10/2017 đến tháng 2/2019.
Kết quả: Có 30 bệnh nhân thỏa điều kiện đưa vào nghiên cứu. Vị trí của giả phình là: động mạch gan 22,2%, động mạch
vị tá tràng 5,6%, động mạch thận 55,5%, động mạch lách 8,3%, động mạch mạc treo tràng trên 5.6% và động mạch vị trái 2,8%.
Chất thuyên tắc bao gồm: keo Histoacryl (NCBA) (6%), coils (82%), hạt PVA + coils (6%) và Gelfoam + coils (6%). 94,4% bệnh nhân được tắc hoàn toàn giả phình, trong đó 90% bệnh nhân cải thiện lâm sàng đến khi xuất viện. Biến chứng chủ yếu nhẹ
và tự giới hạn bao gồm: tụ máu nơi chọc dò (5%) ở 1 bệnh nhân.
Kết luận: can thiệp nội mạch là phương pháp hiệu quả và an toàn để điều trị các trường hợp phình mạch tạng sau chấn thương.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chadha M., Ahuja C. (2009), “Visceral artery aneurysms: diagnosis and percutaneous management”,Semin Intervent Radiol, 26 (3),196-206.
2. Grotemeyer D., Duran M., Park E. J., et al. (2009), “Visceral artery aneurysms--follow-up of 23 patients with 31 aneurysms after surgical or interventional therapy”,Langenbecks Arch Surg, 394 (6), 1093-100.
3. Jana M., Gamanagatti S., Mukund A., et al. (2011), “Endovascular management in abdominal visceral arterial aneurysms: A pictorial essay”,World J Radiol, 3 (7), 182-7.
4. Jesinger R. A., Thoreson A. A., Lamba R. (2013), “Abdominal and pelvic aneurysms and pseudoaneurysms: imaging review with clinical, radiologic, and treatment correlation”,Radiographics, 33 (3), E71-96.
5. Keeling A. N., McGrath F. P., Lee M. J. (2009), “Interventional radiology in the diagnosis, management, and follow-up of pseudoaneurysms”,Cardiovasc Intervent Radiol, 32 (1), 2-18.
6. Khattak Y. J., Alam T., Hamid Shoaib R., et al. (2014), “Endovascular embolisation of visceral artery pseudoaneurysms”,Radiol Res Pract, 2014, 258954.
7. Lu M., Weiss C., Fishman E. K., et al. (2015), “Review of visceral aneurysms and pseudoaneurysms”,J Comput Assist Tomogr, 39 (1), 1-6.
8. Madhusudhan K. S., Venkatesh H. A., Gamanagatti S., et al. (2016), “Interventional Radiology in the Management of Visceral Artery Pseudoaneurysms: A Review of Techniques and Embolic Materials”,Korean J Radiol, 17 (3), 351-63.
9. Won Y., Lee S. L., Kim Y., et al. (2015), “Clinical efficacy of transcatheter embolization of visceral artery pseudoaneurysms using N-butyl cyanoacrylate (NBCA)”,Diagn Interv Imaging, 96 (6), 563-9.
10. Yasumoto T., Osuga K., Yamamoto H., et al. (2013), “Long-term outcomes of coil packing for visceral aneurysms: correlation between packing density and incidence of coil compaction or recanalization”,J Vasc Interv Radiol, 24 (12), 1798-807.
11. Zhu Xiao-li, Ni Cai-fang, Liu Yi-zhi, et al. (2011), “Treatment strategies and indications for interventional management of pseudoaneurysms”,Chinese medical journal, 124 (12), 1784-1789.