CÁC DẤU HIỆU CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH CHẨN ĐOÁN THIẾU MÁU VÀ HOẠI TỬ RUỘT Ở TẮC RUỘT NON QUAI KÍN

Vũ Thị Thu Hương1, Võ Tấn Đức2,
1 Bộ môn Chẩn đoán hình ảnh, Đại học y dược Thành phố hồ chí minh
2 Bộ môn Chẩn đoán hình ảnh, trường đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

TÓM TẮT
Mục đích: mục đích của nghiên cứu này là để tìm ra các dấu hiệu hình ảnh trên chụp cắt lớp vi tính (CCLVT) có tiêm tương phản để chẩn đoán thiếu máu và/hay hoại tử ruột ở tắc ruột non quai kín, nhằm dự đoán sự cần thiết của cắt bỏ ruột hay bảo tồn.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 33 bệnh nhân với TRNQK được xác định bằng phẫu thuật. Dựa trên những dấu
hiệu phẫu thuật, bệnh nhân được chia thành ba nhóm: nhóm hoại tử (n=9), nhóm thiếu máu không có hoại tử (n=12) và nhóm không thiếu máu (n=12). Hai bác sĩ chẩn đoán hình ảnh không biết trước kết quả phẫu thuật xem xét lại phim CCLVT có thuốc
tương phản bao gồm tái tạo đa mặt phẳng và đánh giá 11 dấu hiệu CLVT.Độ nhạy và độ đặc hiệu của mỗi dẫu hiệu được so sánh giữa ba nhóm, và phân tích hồi quy được thực hiện.
Kết quả: giảm tăng quang thành ruột, giảm tăng quang của các tĩnh mạch mạc treo cho thấy độ đặc hiệu cao 92%, 96%
và độ nhạy 62% và 78%, tương ứng, để tiên đoán hoại tử ruột trong TRNQK. Dấu hình bia ở nhóm thiếu máu ruột cho độ nhạy
và độ đặc hiệu tương ứng là 83% và 76% so với 22% và 46% ở nhóm hoại tử ruột. Chúng tôi đã đưa các dữ liệu vào phân tích
hồi quy đơn biến và đa biến, tuy nhiên không tìm thấy sự tương quan giữa các dấu hiệu hình ảnh và phẫu thuật. điều này có thể được giải thích do thời gian giữa CCLVT và phẫu thuật đã làm thay đổi tình trạng ruột.
Kết luận: Ở những bệnh nhân được khảo sát của chúng tôi, sự giảm bắt thuốc thành ruột và các mạch máu mạc treo tương
ứng là một dấu hiệu chỉ điểm tốt cho hoại tử ruột, còn dấu “hình bia” là một yếu tố dự báo về một quai ruột thiếu máu có khả
năng sống được.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Balthazar EJ, Birnbaum BA, Megibow AJ, et al. (1992) Closedloop and strangulating intestinal obstruction: CT signs. Radiology 185:769–775.
2. Kato K, Mizunuma K, Sugiyama M, et al. (2010) Interobserver agreement on the diagnosis of bowel ischemia: assessment usingdynamic computed tomography of small bowel obstruction. Jpn J Radiol 28:727–732.
3. Sheedy SP, Earnest FT, Fletcher JG, Fidler JL, Hoskin TL (2006) CT of small-bowel ischemia associated with obstruction in emergency department patients: diagnostic performance evaluation. Radiology 241:729–736
4. Balthazar EJ (1994) George W. Holmes Lecture. CT of small-bowel obstruction. AJR Am J Roentgenol 162:255–261.
5. Fevang BT, Fevang J, Stangeland L, et al. (2000) Complications and death after surgical treatment of small bowel obstruction: a 35- year institutional experience. Ann Surg 231:529–537.
6. Fager DH, Baer JW (1995) Role of CT in evaluating patients with small-bowel obstruction. Semin Ultrasound CT MR 16:127–140.
7. Burkill GJ, Bell JR, Healy JC (2001) The utility of computedtomography in acute small bowel obstruction. Clin Radiol 56:350–359.
8. Frager D, Baer JW, Medwid SW, Rothpearl A, Bossart P (1996) Detection of intestinal ischemia in patients with acute small-bowel obstruction due to adhesions or hernia: efficacy of CT. AJR Am J Roentgenol 166:67–71.
9. Balthazar EJ, Liebeskind ME, Macari M (1997) Intestinal ischemia in patients in whom small bowel obstruction is suspected: evaluation of accuracy, limitations, and clinical implications of CT in diagnosis. Radiology 205:519–522.
10. Ha HK, Kim JS, Lee MS, et al. (1997) Differentiation of simple and strangulated small-bowel obstructions: usefulness of known CT criteria. Radiology 204:507–512.
11. Nakashima K, Ishimaru H,Fujimoto T, et al (2014) Diagnostic performance of CT findings for bowel ischemia and necrosis in closed-loop small-bowel obstruction.Abdom Imaging 40(5):1097-1103.
12. Furukawa A, Yamasaki M, Furuichi K, et al. (2001) Helical CT in the diagnosis of small bowel obstruction. Radiographics 21:341–355.
13. Makita O, Ikushima I, Matsumoto N, et al. (1999) CT differentiation between necrotic and nonnecrotic small bowel in closed loop and strangulating obstruction. Abdom Imaging 24:120–124.
14. Jancelewicz T, Vu LT, Shawo AE, et al. (2009) Predicting strangulated small bowel obstruction: an old problem revisited. J Gastrointest Surg 13:93–99.
15. Mallo RD, Salem L, Lalani T, Flum DR (2005) Computed tomography diagnosis of ischemia and complete obstruction insmall bowel obstruction: a systematic review. J Gastrointest Surg 9:690–694.
16. Zalcman M, Sy M, Donckier V, Closset J, Gansbeke DV (2000) Helical CT signs in the diagnosis of intestinal ischemia in smallbowel obstruction. AJR Am J Roentgenol 175:1601–1607.
17. Boudiaf M, Soyer P, Terem C, et al. (2001) CT evaluation of small bowel obstruction. Radiographics 21:613–624.
18. Assenza M, Ricci G, Macciucca Mde V, et al. (2007) Comparison among preoperative single-slice CT and multislice CT in simple, closed loop and strangulating bowel obstruction. Hepatogastroenterology 54:2017–2023.
19. Nicolaou S, Kai B, Ho S, Su J, Ahamed K (2005) Imaging of acute small-bowel obstruction. AJR Am J Roentgenol 185:1036–1044.