ĐÁNH GIÁ CHỈ SỐ GIẢI PHẪU C1, C2 TRÊN CẮT LỚP VI TÍNH PHỤC VỤ PHẪU THUẬT CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG CỔ CAO

Lê Viết Dũng1, Nguyễn Duy Hùng2,
1 Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
2 Bộ môn Chẩn đoán hình ảnh, Trường Đại học Y Hà Nộ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá các chỉ số giải phẫu căn bản của C1,C2 trên cắt lớp vi tính ở người Việt Nam phục vụ cho phẫu thuật chấn thương cột sống cổ cao qua lối sau.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hồi cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Từ tháng 10 năm 2017 đến tháng 4 năm 2018, 120 bệnh nhân được chụp CLVT đa dãy cột sống cổ, không có chấn thương và bệnh lý cột sống cổ cao, được chọn lựa nghiên cứu. Chúng tôi tiến hành đo đạc các chỉ số giải phẫu
quan trọng của C1, C2 trên các mặt phẳng axial, sagittal, coronal. So sánh sự khác biệt giữa 2 bên phải và trái, giữa nam và nữ
bằng T-test với p< 0,05 có ý nghĩa thống kê.
Kết quả: Đường kính trước sau và đường kính ngang trung bình của khối bên C1 lần lượt là 19,7±2,1 mm và 12,2±1,7 mm. Góc chếch tối đa của vis hướng vào trong, ra ngoài, lên trên, xuống dưới, có giá trị trung bình lần lượt là 36,6±,.8°, 28,2±3,0°, 49,6±4,1° và 26,4±5,5°. Giá trị trung bình của chiều cao eo, chiều cao trong, bề rộng cuống C2 lần lượt là 5,8±1,0 mm, 4,8±1,3 mm and 5,0±1,3 mm. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở bên phải và trái, giữa nam và nữ. Tần suất của các bất thường giải phẫu động mạch đốt sống trèo cao và hẹp cuống C2 lần lượt là 13,8% và 17,9%.
Kết luận: Nghiên cứu chỉ ra rằng một số chỉ số giải phẫu C1, C2 của người Việt Nam có sự khác biệt với các quần thể dân số khác. Một vài trường hợp sẽ không phù hợp với kỹ thuật cố định cột sống cổ thường được áp dụng. Do vậy, đánh giá các chỉ số giải phẫu trước mổ bằng CLVT là hết sức quan trọng nhằm đưa ra chiến lược phẫu thuật thích hợp, hạn chế các tai biến
không mong muốn có thể xảy ra.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Wajanavisit, W., et al. (2016). Prevalence of High-Riding Vertebral Artery and Morphometry of C2 Pedicles Using a Novel Computed Tomography Reconstruction Technique.Asian Spine Journal, 10(6): p. 1141-1148.
2. Elliott, R.E., et al. (2014). Outcome comparison of atlantoaxial fusion with transarticular screws and screw-rod constructs: meta-analysis and review of literature.J Spinal Disord Tech, 27(1): p. 11-28.
3. Christensen, D.M., et al. (2007). C1 anatomy and dimensions relative to lateral mass screw placement.Spine (Phila Pa 1976), 32(8): p. 844-8.
4. Wang, M.Y. and S. Samudrala (2004). Cadaveric morphometric analysis for atlantal lateral mass screw placement.Neurosurgery, 54(6): p. 1436-9; discussion 1439-40.
5. Akay, A., et al., An Anatomical and Radiological Study for C1 Lateral Mass Screw Fixation. Vol. 30. 2013. 328-336.
6. Yeom, J.S., et al. (2013). Risk of vertebral artery injury: comparison between C1-C2 transarticular and C2 pedicle screws.Spine J, 13(7): p. 775-85.
7. Neo, M., et al. (2003). Atlantoaxial transarticular screw fixation for a high-riding vertebral artery.Spine (Phila Pa 1976), 28(7): p. 666-70.
8. Carvalho, M.F.d., et al. (2009). Estudo tomográfico do atlas relacionado com a inserção de implantes na massa lateral.Acta Ortopédica Brasileira, 17: p. 136-138.
9. Gosavi, S.N. and P. Vatsalaswamy (2012). Morphometric Study of the Atlas Vertebra using Manual Method. Malays Orthop J, 6(3): p. 18-20.
10. Patel, N.P. and D.S. Gupta (2016). A morphometric study of adult human atlas vertebrae in South Gujarat population, India.2016, 4(10): p. 7.
11. Sengul, G. and H.H. Kadioǧlu, Morphometric anatomy of the atlas and axis vertebrae. Vol. 16. 2006. 69-76.
12. Simsek, S., et al. (2009). Ideal screw entry point and projection angles for posterior lateral mass fixation of the atlas: an anatomical study.European Spine Journal, 18(9): p. 1321-1325.
13. Yoshida, M., et al. (2006). Comparison of the anatomical risk for vertebral artery injury associated with the C2- pedicle screw and atlantoaxial transarticular screw.Spine (Phila Pa 1976), 31(15): p. E513-7.
14. Vanek, P., et al. (2017). Vertebral artery and osseous anomalies characteristic at the craniocervical junction diagnosed by CT and 3D CT angiography in normal Czech population: analysis of 511 consecutive patients. Neurosurg Rev, 40(3): p. 369-376.