ĐỘNG MẠCH VÀNH ĐỘC NHẤT: PHÂN LOẠI VÀ Ý NGHĨA LÂM SÀNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá tỉ lệ và phân loại động mạch vành độc nhất trên chụp MSCT tim.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu trên 9.868 bệnh nhân chụp MSCT tim tại bệnh viện Tim Hà Nội, thời gian từ tháng 02 năm 2015 đến tháng 09 năm 2017.
Kết quả: Trong tổng số 9.868 bệnh nhân, có 43 bệnh nhân động mạch vành độc nhất chiếm tỉ lệ 0,44%. 11/43 bệnh nhân (25,6%) động mạch vành độc nhất là tổn thương đơn độc. 32/43 bệnh nhân (74,4%) động mạch vành độc nhất phối hợp với các
bệnh lý tim bẩm sinh khác bao gồm: 7 bệnh nhân Fallot 4, 3 bệnh nhân thân chung động mạch, 2 bệnh nhân teo phổi, 1 bệnh
nhân thất phải hai đường ra, 1 bệnh nhân bất tương hợp nhĩ – thất, thất – đại động mạch và 18 bệnh nhân tim bẩm sinh rất phức tạp khác. Trong 43 bệnh nhân động mạch vành độc nhất: 25/43 bệnh nhân (58%) thuộc type L, 16/43 bệnh nhân (37%) thuộc type R và 2/43 bệnh nhân (5%) không thuộc hệ thống phân loại hiện hành. Type L I chiếm 5%, type L II – A 21%, type L II – B 18%, type L II – P 14%, type R II – A 18%, type R II – B 12%, type R II – P 5% và type R III chiếm 2%.
Kết luận: Động mạch vành độc nhất là một bất thường bẩm sinh rất hiếm gặp. Chụp MSCT tim là một thủ thuật không xâm lấn, đáng tin cậy, cung cấp thông tin chính xác về giải phẫu động mạch vành cũng như các bệnh tim bẩm sinh phức tạp
khác. Động mạch vành độc nhất sẽ là một thách thức rất lớn đối với phẫu thuật sửa chữa toàn bộ bệnh lý tim bẩm sinh đi kèm.
Từ khóa
Bất thường động mạch vành, động mạch vành độc nhất, chụp can thiệp động mạch vành, tim bẩm sinh, phẫu thuật tim bẩm sinh
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
1. Lipton M J et al. Isolated single coronary artery: diagnosis, angiographic classification, and clinical significance. Radiology 1979. Vol 130, 39-47.
2. Yurtdas M, Gulen O. Anomalour origin of the right coronary artery from the left anterior descending artery: review of the literature. Cardiol J. 2012; 19: 122 – 129.
3. Desmet W, Vanhaecke J, Vrolix M, et al.Isolated single coronary artery: a reviewof 50 000 consecutive coronary angiographies. Eur Heart J 1992;13:1637–40.
4. Roberts WC. Major anomalies of coronary arterial origin see in adulthood. Am Heart J. 1986; 111: 941 – 963.
5. Akcay A, Tuncer C, Batyralıev T, et al.Isolated single coronary artery: a series of 10 cases. Circ J 2008;72:1254–8.
6. Yamanaka O, Hobbs RE. Coronary artery anomalies in 126,595 patients undergoing coronary arteriography. Cathet CardiovascDiagn 1990;21:28–40.
7. Yusuf Atmaca et al. A Rare Variant of Single Coronary Artery and Non-Obstructive Hypertrophic Cardiomyopathy.J Invasive Cardiol 2002 .14 (8):469-470.
8. Horan P G et al. Single coronary artery: a familial clustering. Heart 2003;89 e 27.