ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NÚT TẮC ỐNG NGỰC ĐIỀU TRỊ BIẾN CHỨNG RÒ DƯỠNG CHẤP SAU MỔ UNG THƯ TUYẾN GIÁP
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Biến chứng rò hệ bạch huyết sau mổ ung thư tuyến giáp là rất hiếm gặp nhưng điều trị thường phức tạp, nhất là những trường hợp rò với lưu lượng lớn. Các phương pháp điều trị can thiệp trước kia là phẫu thuật lại vùng cổ để thắt các nhánh bạch huyết, tuy nhiên đây là phương pháp xâm lấn lớn và kỹ thuật mổ phức tạp. Nghiên cứu này mô tả chuỗi ca lâm sàng với số lượng bệnh nhân lớn nhất được báo cáo trong y văn liên quan đến rò dưỡng chấp sau mổ ung thư tuyến giáp.
Mục tiêu: báo cáo kết quả điều trị gây tắc ống ngực cho những bệnh nhân rò dưỡng chấp sau mổ ung thư tuyến giáp điều trị bảo tồn thất bại.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng tiến cứu các bệnh nhân rò dưỡng chấp sau mổ ung thư tuyến giáp được điều trị can thiệp nút tắc ống ngực tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong thời gian từ tháng 6/2019 đến tháng 6/2021.
Kết quả: 15 bệnh nhân sau mổ cắt tuyến giáp toàn bộ do ung thư có nạo vét hạch vùng cổ bị rò dịch dưỡng chấp với thể tích 300 ml-2000 ml/ ngày. 3/15 bệnh nhân tổn thương nhánh bên của ống ngực, 12/15 bệnh nhân tổn thương rách ống ngực. Về kỹ thuật, có 15/15 bệnh nhân được nút tắc ống ngực bằng keo, trong đó có 14 bệnh nhân nút ống ngực xuôi dòng, 01 bệnh nhân nút tắc ống ngực ngược dòng. Có 01 bệnh nhân tái phát sau điều trị 01 tuần do tái thông ống ngực. Bệnh nhân này sau đó được tiêm chất gây xơ vào ống ngực dưới hướng dẫn của cắt lớp vi tính. Về hiệu quả lâm sàng: 100% bệnh nhân được điều trị thành công tình trạng rò dưỡng chấp. Không có biến chứng liên quan đến can thiệp cũng như biến chứng ngắn hạn của việc nút tắc ống ngực.
Kết luận: gây tắc ống ngực bằng can thiệp qua da là phương pháp điều trị hiệu quả những bệnh nhân rò dưỡng chấp ngoài da sau mổ ung thư tuyến giáp.
Từ khóa
rò dưỡng chấp, nút tắc ống ngực, chụp bạch mạch, gây xơ hoá ống ngực, chọc ống ngực dưới cắt lớp vi tính
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Delaney SW, Shi H, Shokrani A, Sinha UK. Management of Chyle Leak after Head and Neck Surgery: Review of Current Treatment Strategies. International Journal of Otolaryngology. doi:https://doi.org/10.1155/2017/8362874
3. Itkin M, Chen E. Thoracic Duct Embolization. Semin intervent Radiol. 2011;28(02):261-266. doi:10.1055/s-0031-1280676
4. Chen E, Itkin M. Thoracic Duct Embolization for Chylous Leaks. Semin Intervent Radiol. 2011;28(1):63-74. doi:10.1055/s-0031-1273941
5. Lv S, Wang Q, Zhao W, et al. A review of the postoperative lymphatic leakage. Oncotarget. 2017;8(40):69062- 69075. doi:10.18632/oncotarget.17297
6. Cope C. Diagnosis and Treatment of Postoperative Chyle Leakage via Percutaneous Transabdominal Catheterization of the Cisterna Chyli: A Preliminary Study. Journal of Vascular and Interventional Radiology. 1998;9(5):727-734. doi:10.1016/S1051-0443(98)70382-3
7. Cope C, Kaiser LR. Management of Unremitting Chylothorax by Percutaneous Embolization and Blockage of Retroperitoneal Lymphatic Vessels in 42 Patients. Journal of Vascular and Interventional Radiology. 2002;13(11):1139-1148. doi:10.1016/S1051-0443(07)61956-3
8. Itkin M, Kucharczuk JC, Kwak A, Trerotola SO, Kaiser LR. Nonoperative thoracic duct embolization for traumatic thoracic duct leak: Experience in 109 patients. The Journal of Thoracic and Cardiovascular Surgery. 2010;139(3):584-590. doi:10.1016/j.jtcvs.2009.11.025
9. Guevara CJ, Rialon KL, Ramaswamy RS, Kim SK, Darcy MD. US–Guided, Direct Puncture Retrograde Thoracic Duct Access, Lymphangiography, and Embolization: Feasibility and Efficacy. Journal of Vascular and Interventional Radiology. 2016;27(12):1890-1896. doi:10.1016/j.jvir.2016.06.030
10. Bundy JJ, Chick JF, Jiao A, et al. Percutaneous fluoroscopically-guided transcervical retrograde access facilitates successful thoracic duct embolization after failed antegrade transabdominal access. Lymphology. 2019;52(2):52-60.
11. Tuan LL, Ngoc CN, Viet HT, Le H, Pons F, Natali D. An uncommon therapeutic option for a challenging cause of pleural effusion. Breathe. 2019;15(2):e69-e76. doi:10.1183/20734735.0014-2019
12. Bhatia SS, Karas TZ, Pereira K, King MJ, Yrizarry J. Treatment of Chyle Leak by Percutaneous Alcohol Sclerosis of the Cisterna Chyli: A Case Report. Cardiovasc Intervent Radiol. 2015;38(3):773-775. doi:10.1007/ s00270-014-0839-8
13. Steven BR, Carey S. Nutritional management in patients with chyle leakage: a systematic review. Eur J Clin Nutr. 2015;69(7):776-780. doi:10.1038/ejcn.2015.48
14. Pamarthi V, Stecker MS, Schenker MP, et al. Thoracic Duct Embolization and Disruption for Treatment of Chylous Effusions: Experience with 105 Patients. Journal of Vascular and Interventional Radiology. 2014;25(9):1398- 1404. doi:10.1016/j.jvir.2014.03.027
15. Laslett D, Trerotola SO, Itkin M. Delayed Complications following Technically Successful Thoracic Duct Embolization. Journal of Vascular and Interventional Radiology. 2012;23(1):76-79. doi:10.1016/j.jvir.2011.10.008