DỊ DẠNG RÒ ĐỘNG TĨNH MẠCH PHỔI LƯU LƯỢNG LỚN: CA BỆNH HIẾM ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CAN THIỆP NỘI MẠCH

Nguyễn Thị Thu Thảo1, Trịnh Hà Châu1, Vũ Đăng Lưu1,
1 Khoa chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

TÓM TẮT
Thông động tĩnh mạch phổi (Pulmonary arteriovenous malformations (PAVM)) là dị dạng mạch máu ở phổi hiếm gặp, trong đó có sự nối thông bất thường giữa động mạch và tĩnh mạch phổi. Theo y văn và các trường hợp báo cáo, khoảng 75% các trường hợp gặp trong bệnh cảnh Rendu-Osler hay hội chứng giãn mao mạch xuất huyết di truyền (hereditary haemorrhagic
telangiectasia) [1]. Mặc dù bệnh nhân có thể không có triệu chứng, tuy nhiên, triệu chứng hay gặp là khó thở, có thể có tím do luồng shunt
phải – trái, gây ra tình trạng giảm oxy máu mãn tính. Các biến chứng tổn thương thần kinh trung ương như đột quỵ hay abcess não có thể xảy ra do huyết khối ngược dòng từ động mạch phổi vào tĩnh mạch phổi rồi đổ về nhĩ trái. Chụp X-quang ngực và cắt lớp vi tính (CLVT) ngực có tiêm thuốc cản quang là các phương pháp đầu tay để chẩn đoán bệnh, nhưng chụp động mạch phổi số hoá xoá nền vẫn là tiêu chuẩn vàng. Hầu hất các bệnh nhân nên điều trị. Phương pháp điều
trị được lựa chọn gồm can thiệp nút mạch với coil kim loại hoặc bóng hay phẫu thuật. Chúng tôi trình bày một ca lâm sàng ở bệnh nhân nam 33 tuổi, được chẩn đoán AVM phổi lớn, đơn độc ở thuỳ dưới phổi phải bằng chụp Xquang và chụp CLVT. Bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp chụp động mạch phổi số hoá xoá nền nút
mạch với dụng cụ 2 coil kim loại và dù chẹn động mạch đến, kiểm tra lại sau 6 tháng bằng cộng hưởng từ, chụp cắt lớp vi tính và chụp mạch thấy tắc hoàn toàn luồng thông. Lâm sàng cải thiện rõ, bệnh nhân hết khó thở, đỡ tím, xét nghiệm khí máu trước can thiệp: pO2 64,7mmHg và SatO2 89,9% và 6 tháng sau can thiệp: pO2 91,3mmHg và SatO2 96,2%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Pulmonary arterio-venous malformation revealed by a digital hippocratism. (2011). J Funct Vent Pulmonol, 2(5), 45–47.
2. Sharma P., Kochar P., Sharma S. và cộng sự. (2017). A case of pulmonary arteriovenous malformation: role of interventional radiology in diagnosis and treatment. Ann Transl Med, 5(17).
3. Lee E.Y., Boiselle P.M., và Cleveland R.H. (2008). Multidetector CT evaluation of congenital lung anomalies. Radiology, 247(3), 632–648.
4. Meek M.E., Meek J.C., và Beheshti M.V. (2011). Management of Pulmonary Arteriovenous Malformations. Semin Interv Radiol, 28(1), 24–31.
5. Saboo S.S., Chamarthy M., Bhalla S. và cộng sự. (2018). Pulmonary arteriovenous malformations: diagnosis. Cardiovasc Diagn Ther, 8(3), 325–337.
6. Themes U.F.O. (2016). Pulmonary Arteriovenous Fistulas. Radiology Key, , accessed: 11/07/2019.