Chụp cắt lớp vi tính hai mức năng lượng phát hiện tắc đm phổi: lợi ích thêm vào của bản đồ iodine

Nguyễn Thị Thành1,, Vũ Thành Trung2, Nguyễn Công Tiến2, Phạm Minh Thông2
1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình
2 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục đích: Xác định rõ lợi ích thêm vào của việc sử dụng bản đồ iodine từ DECT kết hợp hình ảnh chụp CTPA thông thường trong chẩn đoán huyết khối ĐMP.
Phương pháp: Trong phân tích hồi cứu này, 49 bệnh nhân (tuổi trung bình, 59.73 tuổi; khoảng, 22-94 tuổi) nghi ngờ huyết khối ĐMP trên lâm sàng được chụp cắt lớp vi tính hai mức năng lượng để xác định chẩn đoán, thực hiện từ tháng 8/2020 đến tháng 7/2021 tại bệnh viện Bạch Mai. Đầu tiên, trên CTPA xác định vị trí, cấp độ và mức độ tắc (hoàn toàn và không hoàn toàn) của huyết khối. Sau đó, sử dụng bản đồ iod xem xét vùng khuyết tưới máu nghi ngờ huyết khối ĐMP. Cuối cùng, hình ảnh CTPA được đánh giá lại để phát hiện thêm huyết khối được gợi ý từ bản đồ iodine.
Kết quả: Có 19/49 (38.8%) bệnh nhân được chẩn đoán huyết khối ĐMP với tổng số 247 huyết khối được phát hiện trong lần đánh giá ban đầu. Sau đó xem xét bản đồ iod trên DECT, thêm 16 huyết khối mới được tìm thấy ở 8/49 (16.3%) bệnh nhân trong đó 2/49 (4.1%) trường hợp có chẩn đoán mới huyết khối ĐMP sau khi xem lại bản đồ iodine, 6/49 (12.2%) trường hợp đã được chẩn đoán huyết khối ĐMP trên CTPA từ trước đó. Trong số 16 huyết khối mới thêm vào có 8 (50 %) là phân thùy, 8 (50%) hạ phân thùy, 3 (18.8 %) là tắc hoàn toàn và 13 (81.2 %) tắc không hoàn toàn
Kết luận: Bản đồ iodine DECT cho thấy thêm lợi ích nhỏ trong việc phát hiện tắc ĐM phổi ở mức phân thùy và hạ phân thùy

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Wiener RS, Schwartz LM, Woloshin S. Time trends in pulmonary embolism in the United States: evidence of overdiagnosis. Arch Intern Med. 2011;171(9):831-837. doi:10.1001/archinternmed.2011.178
2. Simonneau G, Sors H, Charbonnier B, et al. A comparison of low-molecular-weight heparin with unfractionated heparin for acute pulmonary embolism. The THESEE Study Group. Tinzaparine ou Heparine Standard: Evaluations dans l’Embolie Pulmonaire. N Engl J Med. 1997;337(10):663-669. doi:10.1056/NEJM199709043371002
3. Goldhaber SZ, Visani L, De Rosa M. Acute pulmonary embolism: clinical outcomes in the International Cooperative Pulmonary Embolism Registry (ICOPER). Lancet. 1999;353(9162):1386-1389. doi:10.1016/s0140-6736(98)07534-5
4. Schenzle JC, Sommer WH, Neumaier K, et al. Dual energy CT of the chest: how about the dose? Invest Radiol. 2010;45(6):347-353. doi:10.1097/RLI.0b013e3181df901d
5. Weidman EK, Plodkowski AJ, Halpenny DF, et al. Dual-Energy CT Angiography for Detection of Pulmonary Emboli: Incremental Benefit of Iodine Maps. Radiology. 2018;289(2):546-553. doi:10.1148/radiol.2018180594
6. Okada M, Kunihiro Y, Nakashima Y, et al. Added value of lung perfused blood volume images using dual-energy CT for assessment of acute pulmonary embolism. Eur J Radiol. 2015;84(1):172-177. doi:10.1016/j.ejrad.2014.09.009
7. Thieme SF, Ashoori N, Bamberg F, et al. Severity assessment of pulmonary embolism using dual energy CT - correlation of a pulmonary perfusion defect score with clinical and morphological parameters of blood oxygenation and right ventricular failure. Eur Radiol. 2012;22(2):269-278. doi:10.1007/s00330-011-2267-3
8. García SG, Ruiz AM, Prieto A, et al. Dual-energy CT (DECT) pulmonary angiography in acute pulmonary thromboembolism (PTE): causes, semiology and potential diagnostic pitfalls. ECR 2016 EPOS. Published March 2, 2016. Accessed June 8, 2020. https://epos.myesr.org/poster/esr/ecr2016/C-1598
9. Geyer LL, Scherr M, Körner M, et al. Imaging of acute pulmonary embolism using a dual energy CT system with rapid kVp switching: initial results. Eur J Radiol. 2012;81(12):3711-3718. doi:10.1016/j.ejrad.2011.02.043
10. Sheh SH, Bellin E, Freeman KD, Haramati LB. Pulmonary embolism diagnosis and mortality with pulmonary CT angiography versus ventilation-perfusion scintigraphy: evidence of overdiagnosis with CT? AJR Am J Roentgenol. 2012;198(6):1340-1345. doi:10.2214/AJR.11.6426
11. Pena E, Dennie C. Acute and chronic pulmonary embolism: an in-depth review for radiologists through the use of frequently asked questions. Semin Ultrasound CT MR. 2012;33(6):500-521. doi:10.1053/j.sult.2012.06.001
12. Kang M-J, Park CM, Lee C-H, Goo JM, Lee HJ. Dual-Energy CT: Clinical Applications in Various Pulmonary Diseases. RadioGraphics. 2010;30(3):685-698. doi:10.1148/rg.303095101