MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH KHÁC BIỆT CỦA KHỐI SAU PHÚC MẠC NGOÀI THẬN Ở TRẺ EM TRÊN PHIM CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH 128 DÃY ĐẦU THU
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
TÓM TẮT
Mục tiêu: nghiên cứu sự khác biệt về đặc điểm hình ảnh của các khối u sau phúc mạc ngoài thận trên cắt lớp vi tính 128 dãy đầu thu (128 MSCT).
Đối tượng và phương pháp: Trong nghiên cứu của chúng tôi có 67 bệnh nhi được chẩn đoán khối sau phúc mạc ngoài thận được chụp 128 MSCT và có kết quả giải phẫu bệnh tại bệnh viện nhi TW từ tháng 1.2018 đến tháng 4.2019. Các bệnh nhân được chia thành 9 nhóm: u nguyên bào thần kinh và u hạch nguyên bào thần kinh(n=42), khối thượng thận không phải u( n=8),
u quái( n=8), u hạch thần kinh(n=3), u máu(n=1), u xơ thần kinh (n=1), sác côm không biệt hóa (n=1), sác côm cơ vân (n=1), u tủy thượng thận(n=1), u túi noãn hoàng(n=1).Chúng tôi phân tích chi tiết hình ảnh trên 128 MSCT của các bệnh nhân và tìm
ra các đặc điểm hình ảnh khác biệt, so sánh mức độ ngấm thuốc của các nhóm với nhau và so sánh mức độ ngấm thuốc của các khối với cơ, gan, lách.
Kết quả: Tuổi của nhóm nghiên cứu từ 2 ngày đến 11 tuổi, nhỏ tuổi nhất là các khối thượng thận không phải là u, lớn tuổi nhất là u xơ thần kinh. Không có sự khác biệt giữa nam và nữ trong nhóm nghiên cứu. Nhóm khối thượng thận không phải u có kích thước nhỏ nhất. Nhóm u tế bào mầm, u nguyên bào thần kinh, sác côm thường có kích thước lớn. Vôi hóa, bao mạch và di
căn xa gặp nhiều hơn ở nhóm u nguyên bào thần kinh. Mỡ và vôi hóa hay gặp ở nhóm u quái. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ ngấm thuốc của các khối u (p<0.001). Các khối ngấm thuốc thấp hơn cơ thường lành tính, ngấm thuốc giữa cơ và lách bao gồm nhiều loại lành và ác tính, đa số là u nguyên bào thần kinh, ngấm thuốc mạnh hơn lách có u máu.
Kết luận: Có sự khác biệt về một số đặc điểm hình ảnh của các khối sau phúc mạc ngoài thận ở trẻ em trên 128 MSCT.
Từ khóa
retro-peritoneal extra-renal masses, multiple slices computer tomography (MSCT)
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
1. Matos, M.D.R., et al.(2011), Retroperitoneal masses in children - beyond neuroblastomaand Wilms tumor. Eur J Radiol, p. 1-20.
2. Brossard, J., M.L. Bernstein, and B. Lemieux (1996).Neuroblastoma: an enigmatic disease. Br Med Bull.
52(4): p. 787-801.
3. Evans, A.E., et al (1987). Prognostic factor in neuroblastoma. Cancer. 59(11): p. 1853-9.
4. Papaioannou, G. and K. McHugh, (2005).Neuroblastoma in childhood: review and radiological findings. Cancer Imaging. 5: p. 116-27.
5. Pham, T.H., et al.(2007), Retroperitoneal sarcomas in children: outcomes from an institution. J Pediatr Surg. 42(5): p. 829-33.
6. Xu, Y., et al. (2010).CT characteristics of primary retroperitoneal neoplasms in children. Eur J Radiol. 75(3): p. 321-8.
7. Radin, R., et al. (1997).Adrenal and extra-adrenal retroperitoneal ganglioneuroma: imaging findings in 13 adults. Radiology. 202(3): p. 703-7.
8. Scherer, A., et al. (2001), Imaging diagnosis of retroperitoneal ganglioneuroma in childhood. Pediatr Radiol. 31(2): p. 106-10.
9. Mut, D.T., et al. (2016), Diagnostic imaging findings of pelvic retroperitoneal ganglioneuroma in a child: a case report with the emphasis on initial ultrasound findings. Med Ultrason. 18(1): p. 120-2.
10. Mack, T.M. (1995).Sarcomas and other malignancies of soft tissue, retroperitoneum, peritoneum, pleura, heart, mediastinum, and spleen. Cancer. 75(1 Suppl): p. 211-44.
11. McHugh, K. and J. Pritchard (2001).Problems in the imaging of three common paediatric solid tumours. Eur J Radiol. 37(2): p. 72-8.