SINH THIẾT, CHỌC TẾ BÀO KHỐI TỤY VÀ QUANH TỤY

Nguyễn Thị Khơi1, Nguyễn Thị Thu Thảo1, Ngô Lê Lâm2, Vũ Đăng Lưu3, Phạm Minh Thông3,
1 Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Bạch Mai
2 Bác sĩ bệnh viện K
3 Bộ môn đoán định hình ảnh-Trung tâm Điện quang, Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

TÓM TẮT
Khối ở tuỵ và quanh tuỵ là tổn thương thường được phát hiện qua nhiều phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác nhau và hầu hết trong số đó đều cần lấy tế bào học hoặc sinh thiết làm mô bệnh học. Hai phương pháp thường dùng là FNA qua siêu âm nội soi và sinh thiết qua da bằng cách tiếp cận tổn thương qua các tạng lân cận. Với giải phẫu phức tạp, nằm sâu sau phúc mạc, gần các mạch máu lớn : ĐM chủ bụng, ĐM thân tạng, ĐM lách… và được bao quanh bởi các tạng khác: dạ dày, gan, lách, thận…trong khi u tuỵ và khối quanh tuỵ thường nhỏ thì FNA qua siêu âm nội soi vẫn thường được ưu tiên lựa chọn hơn sinh thiết qua da. FNA qua siêu âm nội soi là phương pháp có hiệu quả cao với độ nhạy 84% và độ đặc hiệu 98%, tỷ lệ biến chứng khoảng
1-2% [1], tuy nhiên bệnh phẩm lấy được ít chỉ đủ để làm tế bào học mà không đủ làm mô bênh học. Sinh thiết qua da có giá trị chẩn đoán cao với độ nhạy 90,4% và độ chính xác 92% [2] khắc phục được nhược điểm trên của siêu âm nội soi [3], nhưng do tuỵ nằm sâu sau phúc mạc nên khi sinh thiết qua da hầu hết các bác sỹ can thiệp chọn con đường tiếp cận tổn thương gián tiếp qua các tạng khác điều này tương đối rủi ro và khó khăn đặc biệt với những người chưa có nhiều kinh nghiệm. Tiếp cận qua gan, lách, thận làm tăng nguy cơ chảy máu. Tiếp cận qua dạ dày và ruột tỷ lệ tai biến có thể lên tới 15.3% [4], [5] bao gồm: nhiễm trùng, viêm phúc mạc và thủng đường tiêu hoá. Tiếp cận qua túi mật có nguy cơ cao rò mật và viêm túi mật [4] Sinh thiết u tuỵ và quanh tuỵ bằng đường trực tiếp là kĩ thuật mới có thể khắc phục được nhược điểm của cả 2 phương pháp vẫn thường dùng. Trong bài báo này, chúng tôi sẽ đưa ra một số ca lâm sàng sinh thiết u tuỵ bằng đường trực tiếp qua đó trình bày về kĩ thuật, hiệu quả chẩn đoán cũng như những tai biến của phương pháp này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Yang Y., Li L., Qu C. và cộng sự. (2016). Endoscopic ultrasound-guided fine needle core biopsy for the diagnosis
of pancreatic malignant lesions: a systematic review and Meta-Analysis. Scientific Reports, 6(1).
2. Elvin A., Andersson T., Scheibenpflug L. và cộng sự. (1990). Biopsy of the pancreas with a biopsy gun. Radiology, 176(3), 677–679.
3. Paulsen S.D., Nghiem H.V., Negussie E. và cộng sự. (2006). Evaluation of Imaging-Guided Core Biopsy of Pancreatic Masses. American Journal of Roentgenology, 187(3), 769–772.
4. Chen P.-T., Liu K.-L., Cheng T.-Y. và cộng sự. (2019). Indirect percutaneous core needle biopsy of solid pancreatic or peripancreatic lesions. Abdom Radiol, 44(1), 292–303.
5. Xu K., Zhou L., Liang B. và cộng sự. (2012). Safety and accuracy of percutaneous core needle biopsy in examining pancreatic neoplasms. Pancreas, 41(4), 649–651.