NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ SIÊU ÂM TRONG PHÂN LOẠI TIRADS CÁC TỔN THƯƠNG KHU TRÚ TUYẾN GIÁP

Vũ Tất Giao1, Nguyễn Duy Huề2,
1 Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội
2 Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh siêu âm các tổn thương ung thư tuyến giáp. Đánh giá giá trị TIRADS trên
siêu âm của các tổn thương khu trú tuyến giáp có đối chiếu với giải phẫu bệnh.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 272 bệnh nhân được phát hiện nhân tuyến giáp qua thăm khám lâm sàng hoặc tình cờ phát hiện trên siêu âm, thời gian từ tháng 9 năm 2014 đến tháng 9 năm 2015, có 307 nhân tuyến giáp được chẩn đoán trên siêu âm. Các dấu hiệu tổn thương nhân tuyến giáp trên siêu âm bao gồm: vị trí, kích thước, đặc điểm sinh âm, bờ viền, hình dạng, vôi hóa, tăng sinh mạch, các đặc điểm trên được tổng hợp và phân loại theo tiêu chuẩn TIRADS (2013) của G.Russ, có đối chứng với kết quả giải phẫu bệnh để tính độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự báo âm tính, giá trị dự báo dương tính, độ chính xác.
Kết quả nghiên cứu: Trong 272 bệnh nhân nghiên cứu có 307 nhân tuyến giáp, trong đó 146 bệnh nhân mắc ung thư với 146 nhân, 126 bệnh nhân không mắc ung thư giáp với 161 nhân. Ung thư tuyến giáp mắc nhiều nhất ở lứa tuổi từ 40 đến 60 tuổi (56,2%), tần suất mắc bệnh ở hai bên tương đương nhau (bên phải 57,74%, bên trái 47,26%). Kích thước hay gặp nhất là nhân có đường kính ≤ 2cm với 55,48%. Các dấu hiệu tổn thương ung thư tuyến giáp trên siêu âm bao gồm: Dấu hiệu nhân giảm âm: Se = 80,82%;
Sp = 59,01%. Dấu hiệu nhân giảm âm nhiều: Se = 16,44%, Sp = 98,76%. Dấu hiệu chiều cao ≥ chiều rộng: Se = 69,86%; Sp = 94,41%. Dấu hiệu bờ viền không đều: Se = 77,4%; Sp = 92,55%. Dấu hiệu vi vôi hóa: Se = 69,18%; Sp = 97,52%. Dấu hiệu tăng sinh mạch trong nhân: Se = 67,81%; Sp = 42,86%.
Phân độ TIRADS theo G.Russ (2013) bao gồm TIRADS 2, TIRADS 3, TIRADS 4A, TIRADS 4B và TIRADS 5 có nguy cơ ác tính tương ứng là 0%, 0%, 5,77%, 84,54% và 96,83%. Chẩn đoán siêu âm nhân tuyến giáp ác tính dựa trên phân độ TIRADS này có giá trị chẩn đoán: Se = 97,95%; Sp = 89,44%; PPV = 89,37%; NPV = 97,96%, Acc = 93,49%.
Bàn luận: Siêu âm tuyến giáp với đầu dò tần số cao rất có giá trị cao trong chẩn đoán phân biệt nhân tuyến giáp lành tính và ác tính, các dấu hiệu cơ bản của nhân ung thư ứng dụng trên lâm sàng theo phân loại TIRADS gồm: Nhân giảm âm hoặc giảm âm nhiều, chiều cao ≥ chiều rộng, bờ viền không đều, vi vôi hóa.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Bá Đức (2007), “Chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư”, tr. 152-161.
2. Gilles Russ, Be´ne´dicte Royer, Claude Bigorgne và các cộng sự. (2013), “Prospective evaluation of thyroid imaging reporting and data system
on 4550 nodules with and without elastography”, European Journal of Endocrinology, 168, tr. 649-655.
3. Papini E, Guglielmi R và Bianchini A (2002), “Riskof malignancy in nonpalpable thyroid nodules: predictive value of ultrasound and color-Doppler features”, J Clin Endocrinol Metab, 87(5), tr. 1941-46.
4. Moon HJ, Kwak JY và Kim MJ ( 2010), “Can vascularity at power Doppler US help predict thyroid malignancy?”, Radiology, 255, tr. 260-9.
5. Boniface Moifo, Emmanuel Oben Takoeta, Joshua Tambe và các cộng sự. (2013), “Reliability of Thyroid Imaging Reporting and Data System (TIRADS) Classification in Differentiating Benign from Malignant
Thyroid Nodules”, Open Journal of Radiology, 3 , tr. 103-107.
6. Alper Ozel, Sukru Mehmet Erturk, Alkin Ercan và các cộng sự. (2012), “The diagnostic efficiency of ultrasound in characterization for thyroid nodules: how many criteria are required to predict malignancy?”, Med
Ultrason, 14(1), tr. 24-28.
7. MD Jin Young Kwak , MS Kyung Hwa Han và MD Jung Hyun Yoon (2011), “Thyroid Imaging Reporting and Data System for US Features of Nodules : A Step in Establishing Better Stratifi cation of Cancer Risk”,
Radiology, 260(3), tr. 892-99.
8. Châu Thị Hiền Trang, Nguyễn Thanh Thảo và Hoàng Minh Lợi (2015), “Nghiên cứu ứng dụng phân loại TIRADS trong chẩn đoán tổn thương dạng nốt tuyến giáp trên siêu âm.”, Điện quang Việt Nam, 21, tr. 17-22.