GIÁ TRỊ CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ PHỔ TRONG CHẨN ĐOÁN MỨC ĐỘ ÁC TÍNH CỦA U THẦN KINH ĐỆM ÍT NHÁNH TRÊN LỀU TRƯỚC PHẪU THUẬT Ở NGƯỜI LỚN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đánh giá giá trị của cộng hưởng từ phổ trong chẩn đoán xác định mức độ ác tính của u thần kinh đệm ít nhánh (UTKDIN) trên lều trước phẫu thuật. 31 bệnh nhân UTKDIN (15 u bậc cao, 16 u bậc thấp - theo Tổ chức Y tế thế giới WHO 2007) dựa trên mô bệnh học sau khi phẫu thuật hoặc sinh thiết được chụp cộng hưởng từ thường quy và cộng hưởng từ phổ trước phẫu thuật tại Bệnh viện Việt Đức từ tháng 5/2015 đến tháng 4/2016. Đường cong receiver operating characteristic (ROC) được sử dụng để đánh giá độ chính xác của các tỷ lệ Cho/NAA, Cho/Cr, NAA/Cr trong chẩn đoán bậc UTKĐIN. Tỷ lệ có diện tích dưới đường cong lớn nhất được lựa chọn để xác định điểm cắt có độ nhạy và độ đặc hiệu cao nhất. Kết quả độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự báo âm tính và giá trị dự báo dương tính của cộng hưởng từ phổ theo mô bệnh học lần lượt là 66,67%, 75%, 71,14% và 70,59%. Tỷ lệ chất chuyển hóa Cho/NAA trung bình của u thần kinh đệm ít nhánh bậc cao (và bậc thấp (2,32 ± 1,06), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,001. Điểm cắt Cho/NAA =3,057 có độ nhạy 73,33%, độ đặc hiệu 75%, giá trị dự báo dương tính 73,33%
và giá trị dự báo âm tính 75%, độ chính xác 74,19%. Cộng hưởng từ phổ có giá trị cao trong chẩn đoán bậc của u thần kinh đệm trước phẫu thuật.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Phân bậc u thần kinh đệm ít nhánh, cộng hưởng từ phổ
Tài liệu tham khảo
2. Shaw, E.G., et al. (1992), Oligodendrogliomas: the Mayo clinic experience. Journal of neurosurgery. 76(3), 428-434.
3. Koeller, K.K. and E.J. Rushing (2005),Oligodendroglioma and Its Variants: Radiologic-Pathologic Correlation 1. Radiographics. 25(6), 1669-1688.
4. Cairncross, J.G., D.R. Macdonald, and D.A. Ramsay (1992), Aggressive oligodendroglioma: a chemosensitive tumor. Neurosurgery. 31(1), 78-82.
5. Law, M., et al. (2003), Glioma grading: sensitivity, specificity, and predictive values of perfusion MR imaging and proton MR spectroscopic imaging compared with conventional MR imaging. AJNR Am J Neuroradiol. 24(10), 1989-98.
6. Lê Văn Phước (2012), Vai trò cộng hưởng từ phổ và cộng hưởng từ khuyếch tán trong chẩn đoán u sao bào trước phẫu thuật Luận văn tiến sĩ Y học. Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
7. Spampinato, M.V., et al. (2007), Cerebral blood volume measurements and proton MR spectroscopy in grading of oligodendroglial tumors. American Journal of Roentgenology. 188(1), 204-212.
8. Hoang-Xuan, K., et al. (2004), Temozolomide as initial treatment for adults with low-grade oligodendrogliomas or oligoastrocytomas and
correlation with chromosome 1p deletions. Journal of Clinical Oncology. 22(15), 3133-3138.
9. Aprile, I., et al. (2012), High-Grade Cerebral Glioma Characterization: Usefulness of MR Spectroscopy and Perfusion Imaging Associated
Evaluation. Neuroradiol J. 25(1), 57-66.