BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ VAI TRÒ CỦA 18FDG-PET/CT TRONG CHẨN ĐOÁN GIAI ĐOẠN UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG TRƯỚC ĐIỀU TRỊ

Thắng Lê Xuân1, , Lưu Nguyễn Kim 1, Đàn Ngô Văn 1, Dũng Nguyễn Việt 1, Thùy Linh Trần Thị 1, Vân Anh Nguyễn Thị 1
1 Khoa Y học hạt nhân, Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Quân y 103

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm hình ảnh và vai trò của 18FDG-PET/CT trong chẩn đoán giai đoạn ung thư đại trực tràng trước điều trị.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu trên 39 bệnh nhân ung thư đại trực tràng chưa điều trị đặc hiệu, được chụp 18FDGPET/ CT tại khoa YHHN, Trung tâm CĐHA - Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 02 năm 2017 đến tháng 11 năm 2020.
Kết quả: Tuổi trung bình là 62,77 ± 14,07. Khả năng phát hiện tổn thương nguyên phát tại đại trực tràng của 18FDG-PET/ CT là 97,44 %. Đa số bệnh nhân có khối u ở trực tràng, kích thước trong khoảng 5-10 cm và giai đoạn T3 chiếm tỉ lệ nhiều nhất với 60,5 %. Có 46,2 % bệnh nhân có di căn hạch vùng, trong đó nhóm hạch trên 10 mm và nhóm hạch N2 chiếm tỉ lệ thấp hơn nhưng SUVmax trung bình cao hơn có ý nghĩa thống kê so với các nhóm khác. Di căn xa chủ yếu gặp ở gan, phổi-màng phổi và xương. Có 59 % bệnh nhân ở giai đoạn III và IV. Chẩn đoán bằng 18FDG-PET/CT chính xác ở 80,77 % đối với giai đoạn T
và 66,67 % đối với giai đoạn N. Độ nhạy và độ đặc hiệu, giá trị dự báo dương tính và giá trị dự báo âm tính của 18FDG-PET/CT trong chẩn đoán di căn hạch vùng là 100% và 60 %; 55,55 % và 100 %.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. UICC. Global cancer data: GLOBOCAN 2018.
2. Vũ Huy Nùng (2010), “Ung thư trực tràng”, Bệnh học ngoại khoa bụng- Giáo trình đại học, Nhà xuất bản quân đội nhân dân, Hà Nội, 131-135.
3. Bộ y tế (2014), “Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Y học hạt nhân”, 246-250.
4. AJCC Cancer Staging Manual (2018), Eighth Edition, 123-127.
5. Koo H.Y. et al (2013), “Investigation of clinical manifestations in korean colorectal cancer patients”. Ann Coloproctol, 4, 29, 139-43.
6. Mainenti PP, Iodice D et al (2011), “Colorectal cancer and 18FDG-PET/CT: what about adding the T to the N parameter in loc-regional staging”, World J Gastroenterol, 2011 Mar 21; 17 (11): 1427-33.
7. Lê Ngọc Hà (2015), “Nghiên cứu ứng dụng PET/CT sử dụng 18FDG trong bệnh nhồi máu cơ tim, ung thư hạch và ung thư đại trực tràng”, Bệnh viện TW Quân đội 108, 101-112.
8. Mai Trọng Khoa, Phạm Cẩm Phương và cs (2013), “Nghiên cứu giá trị của PET/CT trong chẩn đoán giai đoan bệnh ung thư đại trực tràng trước điều trị”, Tạp chí y học thực hành (857), số 1/2013, Bộ y tế xuất bản, 7-11.
9. Bùi Thị Hoài Thu, Vũ Thị Nhung, Phạm Cẩm Phương (2017), “Đánh giá vai trò của PET/CT trong chẩn đoán ung thư đại trực tràng”, Bệnh viện Bạch Mai.
10. Ozis et al (2014). “The role of 18F-fluorodeoxyglucose positron emission tomography/ computed tomography in the primary staging of rectal cancer”, World Journal of Surgical Oncology.
11. Tateishi et al (2007), “Non-enhanced CT versus contrast-enhanced CT in integrated PET/CT studies for nodal staging of rectal cancer”. Eur J Nucl Med Mol Imaging; 34: 1627-1634.
12. Veit-Haibach P. và cs (2009), “Diagnostic accuracy of colorectal cancer staging with whole-body PET/CT colonography”. JAMA; 296 (21), 2590-2600.