BƯỚC ĐẦU PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ỨNG DỤNG KỸ THUẬT MRA TWIST TRONG ĐÁNH GIÁ DỊ DẠNG THÔNG ĐỘNG - TĨNH MẠCH NGOẠI BIÊN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: TWIST là một kỹ thuật cộng hưởng từ mạch máu (MRA) với độ phân giải thời gian cao, có thể hiển thị tốt bản đồ cấu trúc mạch máu. Việc xác định các mạch máu nuôi và dẫn lưu của dị dạng thông động-tĩnh mạch ngoại biên (pAVM) là quan trọng để lập kế hoạch điều trị thích hợp. Do đó, chúng tôi khảo sát tính ứng dụng của MRA TWIST trong việc đánh giá pAVM có đối chiếu với chụp mạch máu số hóa xóa nền (DSA).
Mục tiêu: Đánh giá động mạch nuôi và tĩnh mạch dẫn lưu của pAVM trên MRA TWIST có đổi chiếu với DSA.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu từ 1/2016 đến 7/2021 được tiến hành trên 25 bệnh nhân (7 nam và 18 nữ; tuổi trung bình 22,2; khoảng từ 3 đến 53 tuổi) có AVM ngoại biên, được chụp MRA TWIST và sau đó được chụp DSA để xác định chẩn đoán. Số lượng và tên của động mạch nuôi và tĩnh mạch dẫn lưu được đánh giá với hai người đọc độc lập. Tỉ lệ chính xác và hệ số Kappa cho sự đồng thuận giữa hai người đọc được tính toán.
Kết quả: Đối với động mạch nuôi, MRA TWIST đánh giá chính xác 82,6% ở vùng đầu mặt cổ và 85,7% ở vùng chi khi đối chiếu với DSA. Đối với tĩnh mạch dẫn lưu, TWIST đánh giá chính xác 84% so với DSA. Hệ số Kappa đều cho thấy mức độ đồng thuận tốt trong xác định động mạch nuôi và tĩnh mạch dẫn lưu giữa MRA TWIST và DSA.
Kết luận: MRA TWIST là một kỹ thuật hình ảnh không xâm lấn, đánh tin cậy trong đánh giá động mạch nuôi và tĩnh mạch dẫn lưu của pAVM và hữu ích trong lập kế hoạch điều trị nội mạch.
Từ khóa
Dị dạng động - tĩnh mạch (AVM), cộng hưởng từ mạch máu TWIST, chụp mạch máu số hóa xóa nền (DSA)
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Laub G., Kroeker R. (2006), “syngo TWIST for dynamic time-resolved MR angiography”. Magnetom Flash, 3, pp. 92-95.
3. McRobbie D. W., et al. (2017), “Go with the Flow: MR Angiography”, MRI from Picture to Proton, Cambridge university press, pp. 263-268.
4. Couto J. A., et al. (2017), “Somatic MAP2K1 mutations are associated with extracranial arteriovenous malformation”. The American Journal of Human Genetics, 100 (3), pp. 546-554.
5. Mattassi R., Loose D. A., Vaghi M. (2015), Hemangiomas and vascular malformations: an atlas of diagnosis and treatment, springer, pp. 7, 22, 30, 167, 171-180.
6. Nguyễn Đình Minh (2019), Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh chụp mạch máu và đánh giá kết quả điều trị dị dạng động tĩnh mạch vùng đầu mặt cổ bằng phương pháp nút mạch, Luận văn Tiến sĩ y học, Đại học Y Hà Nội.
7. Park K. B., et al. (2012), “Predictive factors for response of peripheral arteriovenous malformations to embolization therapy: analysis of clinical data and imaging findings”. Journal of Vascular and Interventional Radiology, 23 (11), pp. 1478-1486.
8. Schicchi N., et al. (2018), “MRI evaluation of peripheral vascular anomalies using time-resolved imaging of contrast kinetics (TRICKS) sequence”. La radiologia medica, 123 (8), pp. 563-571.
9. Higashihara H., et al. (2012), “Usefulness of contrast-enhanced three-dimensional MR angiography using time-resolved imaging of contrast kinetics applied to description of extracranial arteriovenous malformations: initial experience”. European journal of radiology, 81 (6), pp. 1134-1139.