ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA XẠ HÌNH XƯƠNG BA PHA VỚI MÁY SPECT/CT TRONG THEO DÕI BỆNH NHÂN SAU THAY KHỚP NHÂN TẠO TẠI BỆNH VIỆN ĐÀ NẴNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân sau thay khớp nhân tạo được chụp xạ hình xương ba pha tại Bệnh viện Đà Nẵng và đánh giá vai trò của phương pháp xạ hình xương ba pha với máy SPECT/CT trong theo dõi bệnh nhân sau thay khớp nhân tạo.
Đối tượng và phương phápnghiên cứu: 32 bệnh nhân đã được thay khớp nhân tạo được chụp xạ hình xương ba pha trên máy SPECT/CT Hawkeye 4 của hãng GE tại khoa YHHN, Bệnh viện Đà Nẵng. Mô tả cắt ngang, theo dõi dọc, hồi cứu kết hợp tiến cứu.
Kết quả: Tuổi trung bình: 69,88 ± 7,80. Tỷ lệ nữ/nam là 23/9. Đau là triệu chứng thường gặp nhất. Số lượng bạch cầu và nồng độ CRP đa số đều tăng. Hình ảnh X-quang hầu như không có thay đổi bất thường. Hình ảnh lỏng khớp chiếm tỷ lệ cao nhất. Xạ hình khớp gối hầu hết đều có bất thường. Độ nhạy: 83,33%. Độ đặc hiệu: 75%. Độ chính xác: 81,25%. Giá trị tiên đoán dương: 90,91%. Giá trị tiên đoán âm: 60%.
Kết luận: Xạ hình xương ba pha là một phương pháp đơn giản, dễ thực hiện, có độ nhạy và giá trị tiên đoán dương cao trong theo dõi bệnh nhân sau thay khớp nhân tạo.
Từ khóa
Xạ hình xương 3 pha, khớp nhân tạo, lỏng khớp
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Bộ y tế (2014), Xạ hình xương ba pha, Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Y học hạt nhân, tr 102-104.
3. Nguyễn Xuân Cảnh (2016), Bài giảng Y học hạt nhân, tr 26-31; 36-37; 64-93.
4. Mai Trọng Khoa (2012), Y học hạt nhân sau đại học, Nhà xuất bản Y học, tr. 90-97; 252-257.
5. Lương Đình Lâm, Đỗ Phước Hùng và cộng sự (2008), lỏng khớp háng nhân tạo có xi măng: chẩn đoán và điều trị, hội nghị thường niên lần thứ XV hội chấn thương chỉnh hình TP Hồ Chí Minh, tr. 335-339.
6. Aliabadi P et al (2009), Cemented total hip prosthesis: radiographic and scintigraphic evaluation, Radiology, 173, pp. 203-206.
7. Burak Yoldas et al (2016), Higher reliability of triple-phase bone scintigraphy in cementless total hip arthroplasty compared to cementless bipolar hemiarthroplasty, Annals of Medicine and Surgery 10, pp. 27-31.
8. Graute V, Feist M, Lehner S et al (2010), Detection of low-grade prosthetic joint infections using 99mTcantigranulocyte SPECT/CT: initial clinical results, Eur J Nucl Med Mol Imaging, 37, pp. 1751-1759.
9. Jansen JA et al (2012), The role of nuclear medicine techniques in differentiation between septic and aseptic loosening of total hip and knee arthroplasty, tijdschrift voor nucleaire geneeskunde, 34(4), pp. 988-994.
10. Love C, Tomas MB et al (2001), Role of Nuclear Medicine in Diagnosis of the Infected Joint Replacement, RadioGraphics,21, pp. 1229 –1238
11. Palestro CJet al (2014), Nuclear medicine and the failed joint replacement: Past,present, and future, World J Radiol, 6(7), pp. 446-458.
12. Srdjan Starcevic, Marija Radulovic et al (2016), The role of three-phase 99mTc-MDP bone scintigraphy in the diagnosis of periprosthetic joint infection of the hip and knee, Vojnosanitetski pregled, Military-medical and pharmaceutical review, pp.01-14.
13. Timothy HF et al (2013), The Diagnostic Accuracy of Radionuclide Arthrography for Prosthetic Loosening in Hip and Knee Arthroplasty, BioMed Research International, Article ID 693436, 4 pages.
14. Williamson BR et al (2006), Radionuclide bone imaging as a means of differentiating loosening and infection in patients with a painful total hip prosthesis, Radiology, 133, pp. 723-725