ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ CỦA BỆNH CƠ TIM PHÌ ĐẠI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ của bệnh cơ tim phì đại.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang trên 30 bệnh nhân cơ tim phì đại tại Viện Tim Mạch Việt Nam, được chụp cộng hưởng từ tim tại Trung tâm Điện quang, Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 7/2021 đến tháng 9/2022.
Kết quả: Độ dày thành lớn nhất là 37mm, phân đoạn giữa trước vách: 21,8 ± 6,17 mm; giữa dưới vách: 20,6 ± 3,98 mm, đáy dưới:15,9 ± 1,77 mm, đáy dưới bên: 15,9 ± 0,71 mm. 6,7% phì đại cả 2 thất; 13,3 % phì đại đồng tâm; 40% lệch tâm lan tỏa; 30% lệch toàn bộ vách liên thất và 3,3% lệch mỏm. Phân suất tống máu trung bình: 65,58 ± 9,02%; khối lượng cơ thất trái trung bình: 181,98 ± 55,14 g, đường kính đường ra thất trái trung bình: 9,56 ± 4,69 mm và tỷ lệ đường kính đường ra thất trái/đường kính vòng van động mạch chủ: 0,46 ± 0,23 mm. Tỷ lệ ngấm thuốc muộn: 46,7%; có dấu hiệu SAM: 46,7%.
Kết luận: Đặc điểm về kiểu hình, độ dày thành, khối lượng cơ thất trái, phân suất tống máu, tình trạng ngấm thuốc muộn và một số bất thường khác đi kèm trên cộng hưởng từ cung cấp dữ liệu hữu ích giúp điều trị BCTPĐ một cách chính xác và hiệu quả.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Bệnh cơ tim phì đại, Cộng hưởng từ
Tài liệu tham khảo
2. Chun Eun Ju, Choi Sang Il, Jin Kwang Nam, et al. Hypertrophic cardiomyopathy: assessment with MR imaging and multidetector CT. Radiographics. 2010;30(5):1309-1328.
3. Corona-Villalobos CP, Sorensen LL, Pozios I, et al. Left ventricular wall thickness in patients with hypertrophic cardiomyopathy: a comparison between cardiac magnetic resonance imaging and echocardiography. The international journal of cardiovascular imaging. Jun 2016;32(6):945-54. doi:10.1007/s10554-016-0858-4
4. Ommen Steve R, Mital Seema, Burke Michael A, et al. 2020 AHA/ACC guideline for the diagnosis and treatment of patients with hypertrophic cardiomyopathy: executive summary: a report of the American College of Cardiology/ American Heart Association Joint Committee on Clinical Practice Guidelines. Journal of the American College of Cardiology. 2020;76(25):3022-3055.
5. Chan W, Yang S, Wang J, et al. Clinical characteristics and survival of children with hypertrophic cardiomyopathy in China: A multicentre retrospective cohort study. EClinicalMedicine. Jul 2022;49:101466. doi:10.1016/j. eclinm.2022.101466
6. Alashi A, Smedira NG, Popovic ZB, et al. Characteristics and Outcomes of Elderly Patients With Hypertrophic Cardiomyopathy. Journal of the American Heart Association. Feb 2 2021;10(3):e018527. doi:10.1161/ jaha.120.018527
7. Mai Thanh Thao, Nguyen Dai Hung Linh, Tra TMT, et al. Evaluation of the delayed-enhancement cardiac MRI of hypertrophic cardiomyopathy. Vietnam Journal of Radiology & Nuclear Medicine. 2020;(39):11-22.
8. Tsugu T, Nagatomo Y, Dulgheru R, et al. Layer-specific longitudinal strain predicts left ventricular maximum wall thickness in patients with hypertrophic cardiomyopathy. Echocardiography (Mount Kisco, NY). Jul 2021;38(7):11491156. doi:10.1111/echo.1512
9. Vogel-Claussen J, Santaularia Tomas M, Newatia A, et al. Cardiac MRI evaluation of hypertrophic cardiomyopathy: left ventricular outflow tract/aortic valve diameter ratio predicts severity of LVOT obstruction. Journal of magnetic resonance imaging: JMRI. Sep 2012;36(3):598-603. doi:10.1002/jmri.23677
10. Cheng S, Choe YH, Ota H, et al. CMR assessment and clinical outcomes of hypertrophic cardiomyopathy with or without ventricular remodeling in the end-stage phase. The international journal of cardiovascular imaging. Apr 2018;34(4):597-605. doi:10.1007/s10554-017-1263-3
11. Dang Thi Linh. Assessment of left ventricular strain by echocardiographic quantification of myocardial tissue in patients with hypertrophic cardiomyopathy. Thesis Master's degree from Hanoi Medical University; 2020