ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA KỸ THUẬT CHỌC HÚT TẾ BÀO BẰNG KIM NHỎ DƯỚI HƯỚNG DẪN CỦA SIÊU ÂM TRONG CHẨN ĐOÁN HẠCH DI CĂN Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ TUYẾN GIÁP THỂ BIỆT HÓA

Duong Minh tuyên1,, Nguyễn Huy Hoàng2, Hoàng Quốc Lợi2
1 học viện quân y
2 Học viện Quân Y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Phương pháp chọc hút tế bào bằng kim nhỏ dưới hướng dẫn siêu âm là kỹ thuật chẩn đoán xâm lấn tối thiểu có độ chính xác và độ nhạy cao nhất trong chẩn đoán di căn hạch. Mục tiêu: Nghiên cứu gồm 2 mục tiêu: 1) Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể biệt hóa đã điều trị; 2) Đánh giá vai trò của kỹ thuật chọc hút tế bào bằng kim nhỏ dưới hướng dẫn của siêu âm trong chẩn đoán hạch di căn ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể biệt hóa. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 89 bệnh nhân được chẩn đoán ung thư tuyến giáp thể biệt hóa và thấy hạch bạch huyết cổ có khả năng ác tính dưới siêu âm và được chỉ định chọc hút tế bào bằng kim nhỏ dưới hướng dẫn siêu âm. Kết quả: Trong số 89 đối tượng nghiên cứu, chọc hút tế bào nhỏ các nhóm hạch thì hạch nhóm IV, VI có nghi ngờ ác tính chiếm tỷ lệ cao nhất 25/89 hạch (28,1%) được chọc hút tế bào bằng kim nhỏ, trong đó dương tính chiếm 30,1%. Độ nhạy, độ đặc hiệu, độ chính xác, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm, tỷ lệ dương tính giả, tỷ lệ âm tính giả, độ chính xác của tế bào học là: 90%;  100%; 100%; 52,9%,0%, 10,1%, 91,01%.  Kết luận: Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán hạch di căn ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp đã điều trị trước .

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bray, F., et al., Global cancer statistics 2020: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries. CA Cancer J Clin, 2018. 68(6): p. 394-424.
2. Ng DL, et al., (2021), A Large Thyroid Fine Needle Aspiration Biopsy Cohort with Long-Term Population-Based Follow-Up. Thyroid.;31(7):1086-1095.
3. Nguyễn Ngọc Thắng (2016), “Nhận xét đặc điểm chẩn đoán và xử trí hạch cổ trong phẫu thuật tuyến giáp”, Luận văn Thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Phan Hồng Quân và cộng sự (2021), “Đặc điểm hình ảnh siêu âm của hạch cổ di căn ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể biệt hóa sau phẫu thuật điều trị I131”. Tạp chí Y học Việt Nam, 2021. 508(1).
5. Liu, C., et al., (2019), Risk factor analysis for predicting cervical lymph node metastasis in papillary thyroid carcinoma: a study of 966 patients. 19(1): p. 622
6. Lê Văn Quảng (2002), “Nhận xét đặc điểm lâm sàng và các phươngpháp điều trị ung thư tuyến giáp tại Bệnh viện K từ năm 1992 - 2000”. Tạp chí Y học Việt Nam, 431.
7. Đỗ Quang Trường (2011), “Di căn hạch cổ trong ung thư tuyến giáp thể biệt hóa”, Y học Thực Hành, 787(10): p. 22-24.
8. Đoàn Hồng Anh (2018), “Nhận xét đặc điểm hạch bệnh lý sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp thể nhú”,Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội Hà Nội.
9. Nguyễn Ngọc Thắng (2016), “Nhận xét chẩn đoán và xử trí hạch cổ trong phẫu thuật ung thư tuyến giáp”, Luận văn Thạc Sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội Hà Nội.
10. Shi, J.H., et al., (2015), The value of combined application of ultrasound-guided fine needle aspiration cytology and thyroglobulin measurement for the diagnosis of cervical lymph node metastases from thyroid cancer. Pak J Med Sci, 31(5): p. 1152-5.