Thay đổi lưu lượng dòng chảy của túi phình động mạch não sau điều trị stent đổi hướng dòng chảy

Vũ Đăng Lưu1, Bs Trần Anh Tuấn2, Lê Hoàng Kiên2, Bs Nguyễn Quang Anh2, Nguyễn Thị Thu Trang2, Nguyễn Hữu An2, BS Nguyễn Tất Thiện2, Trần Cường2, Lê Chí Công2, Trần Xuân Bách
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Chúng tôi đã sử dụng phần mềm AneurysmFlow (Philips Healthcare) trên máy DSA để nghiên cứu sự thay đổi dòng chảy trong túi phình sau điều trị đổi hướng dòng chảy.


Đối tượng và phương pháp: 18 bệnh nhân có túi phình ĐM não hình túi chưa vỡ được điều trị bằng stent đổi hướng dòng chảy tại Trung tâm Điện quang, Bệnh viện Bạch Mai. Đầu tiên, tiến hành chụp mạch 3D túi phình. Sau đó chụp khung hình tốc độ cao trước và sau khi đặt stent với lượng thuốc cản quang được tiêm 1,5 ml / s trong 4 giây. Lưu lượng dòng chảy trong túi phình được tính trước - sau điều trị trên mỗi bệnh nhân. 


Kết quả: Lưu lượng trong TP giảm có ý nhĩa sau đặt stent đổi hướng dòng chảy (p=0.001 < 0.05), trung bình giảm khoảng 19.51%. Tuy nhiên có 4 TP (21.05%) có lưu lượng tăng lên sau khi đặt stent. Ngoài ra mức độ dao động vận tốc dòng chảy trong túi phình mạch não so với ĐM mang cũng được ghi nhận. Mức độ % thay đổi lưu lượng trong TP sau can thiệp không có sự khác biệt theo các nhóm kích thước (nhóm TP lớn và trung bình, p = 0.612) và hình thái TP (nhóm TP bờ nhẵn và bờ không đều, thùy múi, có núm, 2 đáy; p = 0.625). Tỉ số MAFA trong nghiên cứu rất dao động và đa số nhỏ hơn 1, tuy nhiên tất cả các TP trong nghiên cứu đều tắc hoàn toàn ở thời điểm 6 tháng sau can thiệp.


Kết luận: Phần lớn các túi phình có lưu lượng giảm sau đặt stent đổi hướng dòng chảy. Không có sự khác biệt về mức độ giảm lưu lượng trong túi phình sau can thiệp theo kích thước và hình thái túi phình. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Karsy M, Guan J, Brock AA, Amin A, Park MS. Emerging Technologies in Flow Diverters and Stents for Cerebrovascular Diseases. Curr Neurol Neurosci Rep. 2017;17(12):96. doi:10.1007/s11910-017-0805-3
2. Dholakia R, Sadasivan C, Fiorella DJ, Woo HH, Lieber BB. Hemodynamics of Flow Diverters. J Biomech Eng. 2017;139(2):021002. doi:10.1115/1.4034932
3. Gupta R, Ogilvy CS, Moore JM, et al. Proposal of a follow-up imaging strategy following Pipeline flow diversion treatment of intracranial aneurysms. J Neurosurg. 2019;131(1):32-39. doi:10.3171/2018.2.JNS172673
4. Cebral JR, Mut F, Raschi M, et al. Aneurysm Rupture Following Treatment with Flow-Diverting Stents: Computational Hemodynamics Analysis of Treatment. Am J Neuroradiol. 2011;32(1):27-33. doi:10.3174/ajnr.A2398
5. Kulcsár Z, Houdart E, Bonafé A, et al. Intra-aneurysmal thrombosis as a possible cause of delayed aneurysm rupture after flow-diversion treatment. AJNR Am J Neuroradiol. 2011;32(1):20-25. doi:10.3174/ajnr.A2370
6. Augsburger L, Reymond P, Fonck E, et al. Methodologies to assess blood flow in cerebral aneurysms: current state of research and perspectives. J Neuroradiol J Neuroradiol. 2009;36(5):270-277. doi:10.1016/j.neurad.2009.03.001
7. Pereira VM, Bonnefous O, Ouared R, et al. A DSA-based method using contrast-motion estimation for the assessment of the intra-aneurysmal flow changes induced by flow-diverter stents. AJNR Am J Neuroradiol. 2013;34(4):808-815. doi:10.3174/ajnr.A3322
8. Chiu AHY, Cheung AK, Wenderoth JD, et al. Long-Term Follow-Up Results following Elective Treatment of Unruptured Intracranial Aneurysms with the Pipeline Embolization Device. Am J Neuroradiol. 2015;36(9):1728- 1734. doi:10.3174/ajnr.A4329
9. Brinjikji W, Murad MH, Lanzino G, Cloft HJ, Kallmes DF. Endovascular Treatment of Intracranial Aneurysms With Flow Diverters: A Meta-Analysis. Stroke. 2013;44(2):442-447. doi:10.1161/STROKEAHA.112.678151
10. Intra-aneurysmal thrombosis as a possible cause of delayed aneurysm rupture after flow-diversion treatment - PubMed. Accessed September 14, 2022. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21071538/
11. D’Urso PI, Lanzino G, Cloft HJ, Kallmes DF. Flow Diversion for Intracranial Aneurysms. Stroke. 2011;42(8):2363-2368. doi:10.1161/STROKEAHA.111.620328
12. Cebral JR, Mut F, Weir J, Putman CM. Association of Hemodynamic Characteristics and Cerebral Aneurysm Rupture. Am J Neuroradiol. 2011;32(2):264-270. doi:10.3174/ajnr.A2274
13. Larrabide I, Aguilar ML, Morales HG, et al. Intra-Aneurysmal Pressure and Flow Changes Induced by Flow Diverters: Relation to Aneurysm Size and Shape. AJNR Am J Neuroradiol. 2013;34(4):816-822. doi:10.3174/ajnr.A3288
14. Ouared R, Larrabide I, Brina O, et al. Computational fluid dynamics analysis of flow reduction induced by flow-diverting stents in intracranial aneurysms: a patient-unspecific hemodynamics change perspective. J
NeuroInterventional Surg. 2016;8(12):1288-1293. doi:10.1136/neurintsurg-2015-012154
15. Ruijters D. Assessment of the MAFA ratio as a quantitative prognostic marker of aneurysm occlusion after flow diverter treatment. July 2016. Journal of Neurointerventional Surgery.