Nghiên cứu kết quả sớm điều trị ung thư biểu mô tế bào gan ở vị trí nguy cơ bằng đốt sóng cao tần
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Đốt sóng cao tần là một phương phát điều trị triệt căn điều trị có hiệu quả cao ở giai đoạn rất sớm( BCLC 0) và giai đoạn sớm( BCLC A). Tuy nhiên, với các khối u ở vị trí nguy cơ thì việc đốt sóng cao tần gặp nhiều khó khăn trong việc xác định khối u trên siêu âm và nguy cơ tổn thương các tạng lân cận.
Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm điều trị ung thư biểu mô tế bào gan ở vị trí nguy cơ bằng phương pháp đốt sóng cao tần.
Đối tượng và phương pháp: 50 bệnh nhân bị ung thư biểu mô tế bào gan ở vị trí nguy cơ được tiến hành đốt sóng ở trung tâm điện quang bệnh viện Bạch Mai. Sau đó, đánh giá hiệu quả điều trị tại thời điểm 3 tháng.
Kết quả: Nghiên cứu trên 50 bệnh nhân (41 nam và 9 nữ), tuổi trung bình là 61.63 tuổi, trong đó, bệnh nhân lớn tuổi nhất là 86 tuổi, bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là 35 tuổi. 94% bệnh nhân bị ung thư biểu mô tế bào gan có tiền sử xơ gan và 88% bệnh nhân có tiền sử viêm gan. Trong các khối u ở vị trí nguy cơ, tỷ lệ khối u ở gần vòm hoành chiếm tỷ lệ cao nhất 42.1%. Chúng tôi tiến hành bơm dịch ổ bụng 20 trường hợp(40%) và bơm dịch màng phổi 14 trường hợp(28%). Theo dõi trong vòng 3 tháng sau điều trị, không có trường hợp nào xảy ra biến chứng nặng, có 7 trường hợp xẹp phổi tạm thời( 20.6%). Tỷ lệ khối u đáp ứng hoàn toàn là 92%, tỷ lệ khối u đáp ứng không hoàn toàn là 4%. 2 bệnh nhân xuất hiện nốt mới(4%).
Kết luận: Đốt sóng cao tần là một phương áp xâm lấn tối thiểu, an toàn, hiệu quả cho các khối u ở vị trí nguy cơ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
đốt sóng cao tần u gan ở vị trí nguy cơ, kỹ thuật đốt, hiệu quả sau điều trị
Tài liệu tham khảo
2. Reig M, Forner A, Rimola J, et al. BCLC strategy for prognosis prediction and treatment recommendation: The 2022 update. J Hepatol. 2022;76(3):681-693. doi:10.1016/j.jhep.2021.11.018
3. Cao S, Zou Y, Lyu T, et al. Long-term outcomes of combined transarterial chemoembolization and radiofrequency ablation versus RFA monotherapy for single hepatocellular carcinoma ≤3 cm: emphasis on local tumor progression. Int J Hyperthermia. 2022;39(1):1-7. doi:10.1080/02656736.2021.1998660
4. Knuttinen MG, Van Ha TG, Reilly C, Montag A, Straus C. Unintended thermal injuries from radiofrequency ablation: organ protection with an angioplasty balloon catheter in an animal model. J Clin Imaging Sci. 2014;4:1. doi:10.4103/2156-7514.126018
5. Hsieh YC, Limquiaco JL, Lin CC, Chen WT, Lin SM. Radiofrequency ablation following artificial ascites and pleural effusion creation may improve outcomes for hepatocellular carcinoma in high-risk locations. Abdom Radiol N Y. 2019;44(3):1141-1151. doi:10.1007/s00261-018-1831-6
6. Rungsakulkij N, Suragul W, Mingphruedhi S, Tangtawee P, Muangkaew P, Aeesoa S. Prognostic role of alpha-fetoprotein response after hepatocellular carcinoma resection. World J Clin Cases. 2018;6(6):110-120. doi:10.12998/wjcc.v6.i6.110
7. My L, Lâm N, Thông P. Nghiên cứu hiệu quả bước đầu điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng đốt sóng cao tần tại khoa chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Bạch Mai. Tạp Chí Điện Quang Học Hạt Nhân Việt Nam. 2014;(18):28-33. doi:10.55046/vjrnm.18.373.2014