ĐÁNH GIÁ SỐNG THÊM TRUNG HẠN ĐIỀU TRỊ NÚT MẠCH HÓA CHẤT BỆNH NHÂN UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Lê Doãn Trí1, Trịnh Hà Châu2, Lê Văn Khảng2, Đỗ Đăng Tân2, Nguyễn Thị Tố Ngân2, Vũ Đăng Lưu2, GS Phạm Minh Thông1
1 Trường đại học Y Hà Nội
2 Trung tâm Điện quang, Bệnh viện Bạch mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá thời gian sống thêm bệnh nhân điều trị nút mạch hóa chất bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan tại bệnh viện Bạch Mai.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu phân tích hồi cứu trên các bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan điều trị nút mạch hóa chất từ thàng 7/2017 đến tháng 7/2020 tại Trung tâm Điện quang - Bệnh viện Bạch Mai.


     Kết quả: Hồi cứu trên 70 bệnh nhân gồm 64 nam (92.9%) và 6 nữ (7.1%) đã được chẩn đoán xác định ung thư biểu mô tế bào gan với độ tuổi trung bình 61.5 ± 11.34 tuổi (từ 32 tuổi đến 83 tuổi). Số lần điều trị trung bình là 4.5±0.4 lần (1-16 lần). Thời gian sống thêm không tiến triển ước tính sau TACE lần đầu và thời gian sống thêm toàn bộ ước tính lần lượt là 29.7±3.3 tháng, 43.3±2.5 tháng. Thời gian sống thêm tích lũy tại thời điểm 1 năm, 2 năm, 3 năm và 5 năm tương ứng là 91.4%, 77.1%, 63.7% và 29.4%. Các bệnh nhân được điều trị cTACE chiếm 67.1% và Deb-TACE chiếm 32.9%. Tỷ lệ kết quả đáp ứng khối u theo mRECIST sau TACE lần đầu với các mức độ đáp ứng hoàn toàn, đáp ứng một phần, bệnh ổn định và bệnh tiến triển lần lượt là 30.0%, 55.7%, 4.3%, 10.0%. Thời gian sống thêm trung bình ước tính ở nhóm đáp ứng không đáp ứng theo mRECIST  sau TACE lần đầu lần lượt là 47.8±2.3 tháng và 12.2±2.7 tháng (p = 0,001). Đáp ứng điều trị mRECIST dự báo sống thêm của bệnh nhân trên phân tích đơn biến (HR=15.13, p=0,000). Đáp ứng điều trị mRECIST là yếu tố tiên lượng sống thêm độc lập (p=0.001)


Kết luận: TACE là phương pháp điều trị có hiệu quả tốt, kéo dài thời gian sống thêm của bệnh, đặc biệt ở nhóm bệnh nhân có đáp ứng điều trị. Vì vậy, đáp ứng điều trị theo mRECIST sau TACE là mục tiêu cần đạt được để kéo dài thời gian sống thêm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sung H, Ferlay J, Siegel RL, et al. Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries. CA Cancer J Clin. 2021;71(3):209-249. doi:10.3322/caac.21660
2. European Association for the Study of the Liver. Electronic address: easloffice@easloffice.eu, European Association for the Study of the Liver. EASL Clinical Practice Guidelines: Management of hepatocellular carcinoma. J Hepatol. 2018;69(1):182-236. doi:10.1016/j.jhep.2018.03.019
3. Kong JY, Li SM, Fan HY, Zhang L, Zhao HJ, Li SM. Transarterial chemoembolization extends long-term survival in patients with unresectable hepatocellular carcinoma. Medicine (Baltimore). 2018;97(33):e11872. doi:10.1097/MD.0000000000011872
4. Skowasch M, Schneider J, Otto G, et al. Midterm follow-up after DC-BEADTM-TACE of hepatocellular carcinoma (HCC). Eur J Radiol. 2012;81(12):3857-3861. doi:10.1016/j.ejrad.2012.07.002
5. Massarweh NN, El-Serag HB. Epidemiology of Hepatocellular Carcinoma and Intrahepatic Cholangiocarcinoma. Cancer Control J Moffitt Cancer Cent. 2017;24(3):1073274817729245. doi:10.1177/1073274817729245
6. Llovet JM, Real MI, Montaña X, et al. Arterial embolisation or chemoembolisation versus symptomatic treatment in patients with unresectable hepatocellular carcinoma: a randomised controlled trial. Lancet Lond Engl. 2002;359(9319):1734-1739. doi:10.1016/S0140-6736(02)08649-X
7. Llovet JM, Bruix J. Systematic review of randomized trials for unresectable hepatocellular carcinoma: Chemoembolization improves survival. Hepatol Baltim Md. 2003;37(2):429-442. doi:10.1053/jhep.2003.50047
8. Ferlay J, Colombet M, Soerjomataram I, et al. Cancer statistics for the year 2020: An overview. Int J Cancer. 2021;149(4):778-789. doi:10.1002/ijc.33588
9. Chen CJ, Yang HI, Su J, et al. Risk of hepatocellular carcinoma across a biological gradient of serum hepatitis B virus DNA level. JAMA. 2006;295(1):65-73. doi:10.1001/jama.295.1.65
10. Takaki H, Yamakado K, Sakurai H, et al. Radiofrequency Ablation Combined With Chemoembolization: Treatment of Recurrent Hepatocellular Carcinomas After Hepatectomy. Am J Roentgenol. 2011;197(2):488-494. doi:10.2214/AJR.10.4933
11. Kim JW, Kim JH, Won HJ, et al. Hepatocellular carcinomas 2-3 cm in diameter: transarterial chemoembolization plus radiofrequency ablation vs. radiofrequency ablation alone. Eur J Radiol. 2012;81(3):e189-193. doi:10.1016/j.ejrad.2011.01.122
12. Young M, John S. Hepatic Chemoembolization. In: StatPearls. StatPearls Publishing; 2022. Accessed September 9, 2022. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK507822/
13. Takayasu K, Arii S, Ikai I, et al. Prospective cohort study of transarterial chemoembolization for unresectable hepatocellular carcinoma in 8510 patients. Gastroenterology. 2006;131(2):461-469. doi:10.1053/j.gastro.2006.05.021
14. Olivo M, Valenza F, Buccellato A, et al. Transcatheter arterial chemoembolisation for hepatocellular carcinoma in cirrhosis: survival rate and prognostic factors. Dig Liver Dis Off J Ital Soc Gastroenterol Ital Assoc Study Liver. 2010;42(7):515-519. doi:10.1016/j.dld.2009.09.012
15. Elkadeem M. Transarterial chemoembolization in patients with hepatocellular carcinoma: study of different outcomes and their predictive factors. Liver Res Disord Ther. 2018;4(4). doi:10.15406/jlrdt.2018.04.00120
16. George B, Devadas K, S, et al. Post Tace Hepatocellular Carcinoma Response Assessment by Modified Recist and Short Term Post Tace Survival. J Clin Gastroenterol Hepatol. 2022;6(4):33-40. doi:10.36648/2575-7733.6.4.19
17. Haywood N, Gennaro K, Obert J, et al. Does the Degree of Hepatocellular Carcinoma Tumor Necrosis following Transarterial Chemoembolization Impact Patient Survival? J Oncol. 2016;2016:e4692139. doi:10.1155/2016/4692139