Đánh giá hiệu quả điều trị u lành tuyến giáp có điểm thẩm mỹ 3 bằng đốt sóng cao tần.

Ngọ Văn Thọ1, Nguyễn Quốc Dũng2
1 Bệnh viện K Trung Ương
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục đích: Đánh giá kết quả và biến chứng gặp phải điều trị u lành tuyến giáp có điểm thẩm mỹ ³3 bằng đốt sóng cao tần trong 6 tháng.


Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu không có nhóm chứng được thực hiện trên 60 bệnh nhân có u lành tuyến giáp có điểm thẩm mỹ ³3 bằng đốt sóng cao tần nhân tuyến giáp dưới hướng dẫn siêu âm tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 01/2021 đến tháng 07/2022. Đánh gía hiệu quả của kĩ thuật thông qua sự thay đổi về độ thẩm mỹ, thể tích, mức độ tăng sinh mạch, triệu chứng lâm sàng và các biến chứng của bệnh nhân tại các thời điểm 1,3 và 6 tháng sau can thiệp cũng như tai biến, biến chứng trong quá trình can thiệp và theo dõi điều trị.


Kết quả: Hầu hết là nữ chiếm 91,7%, độ tuổi hay gặp nhất từ 30 đến 50 tuổi chiếm 45% và trung bình là 43,2 tuổi. Điểm thẩm mĩ độ 3 và độ 4 là tương đương nhau. Sau khi đốt sóng cao tần 6 tháng điểm tăng sinh mạch chỉ còn 24% giảm nhiều nhất sau đó là thể tích nhân giáp giảm còn 37%. Điểm triệu chứng và thẩm mỹ giảm khoảng 50% so với trước điều trị. Biến chứng gặp phải trong can thiệp là đau vùng cổ và tụ máu nhẹ sau RFA chiếm 5%.


Kết luận: Đốt sóng cao tần là một phương pháp hiệu quả, an toàn và cải thiện nhanh chóng điểm thẩm mỹ vùng cổ trong điều trị u lành tuyến giáp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. R.Cesareo ., A.Palermo ., V.Pasqualini (2017). Efficacy and safety of a single radiofrequency ablation of solid benign non-functioning thyroid nodules. Arch Endocrinol Metab. Mar-Apr 2017;61(2):173-179.
2. Kim J. H., Baek J. H., Lim H. K., et al. (2018).Thyroid radiofrequency ablation guideline: korean society of thyroid radiology.Korean J Radiol, 19 (4), 632-655.
3. Nguyễn Thị Hà (2020). Đánh giá hiệu quả của kỹ thuật đốt sóng cao tần nhân lành tuyến giáp trên 3 cm. Luận văn thạc sĩ y học. Trường Đại Học Y Hà Nội.
4. Jung S.L., Baek J.H., Lee J.H et al(2018) Efficacy and safety of radiofrequency ablation for benign thyroid nodules: A prospective multicenter study. Korean journal of radiology. Jan-Feb 2018; 19(1): 167-174.
5. Brendan C. S. (2014), Thyroid Disease, www.womenshealth.gov.
6. Lê Thị My (2018). Đánh giá hiệu quả điều trị nhân nóng tuyến giáp bằng phương pháp đốt sóng cao tần, Luận văn bác sỹ chuyên khoa cấp 2, Trường Đại học Y Hà Nội.
7. Lim H. K., Lee J. H., Ha E. J., et al. (2012). Radiofrequency ablation of benign non-functioning thyroid nodules: 4-year follow-up results for 111 patients. Eur Radiol, 23 (4), 1044-1049.
8. Deandrea M., Trimboli P., Garino F et al (2019). Long-term efficacy of a single session of RFA for benign thyroid nodules: A Longitudinal 5- year Observational study. the Journal of clinical endocrinology and metabolism. Sep 1 2019; 104 (9): 3751-3756