GIÁ TRỊ CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ ĐỘNG SÀN CHẬU TRONG CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG ĐẠI TIỆN TẮC NGHẼN

Kiều Thị Huyền1, Đinh Trung Thành2, Nguyễn Ngọc Đan3, Phạm Hồng Đức1
1 Bộ môn Chẩn đoán hình ảnh, Trường Đại học Y Hà Nội
2 Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn Hà nội
3 Khoa Ngoại tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: mô tả đặc điểm lâm sàng và hình ảnh cộng hưởng từ động sàn chậu ở bệnh nhân mắc hội chứng đại tiện tắc nghẽn từ đó đánh giá giá trị của cộng hưởng từ động sàn chậu trong chẩn đoán hội chứng đại tiện tắc nghẽn.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang, 33 bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng đại tiện tắc nghẽn theo tiêu chuẩn ROME IV, được chỉ định chụp cộng hưởng từ động sàn chậu tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, trong thời gian từ 01/2019 đến 07/2022.


Kết quả: Về đặc điểm chung của nhóm BN nghiên cứu: chủ yếu gặp ở nữ chiếm 84,8%, tuổi trung bình 63,5 ± 12,5 tuổi. Túi sa thành trước trực tràng là tổn thương được phát hiện nhiều nhất khi khám lâm sàng, có 12/33 trường hợp, chiếm 36,4%. Về đặc điểm hình ảnh trên  hình cộng hưởng từ động sàn chậu: giá trị trung bình của đường H ở thì nghỉ là 4,7 ± 0,9cm, ở thì rặn là 5,9 ± 1,5cm. Giá trị trung bình của đường M ở thì nghỉ là 2,0 ± 0,2cm, ở thì rặn là 4,1 ± 0,3cm. Túi sa thành trước trực tràng là tổn thương hay gặp nhất, chiếm 63,6%. Tỷ lệ phát hiện túi sa thành trước trực tràng và các tổn thương kèm theo (sa bàng quang, sa tử cung, cổ tử cung, vòm âm đạo) trên hình cộng hưởng từ động sàn chậu cao hơn so với khám lâm sàng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với giá trị p <0,05.


Kết luận: Nghiên cứu của chúng tôi góp phần làm sáng tỏ tính ứng dụng cao của hình chụp CHT động sàn chậu trong chẩn đoán nguyên nhân và phân độ sa sàn chậu, sa các tạng chậu trên các BN mắc hội chứng đại tiện tắc nghẽn, kết hợp với triệu chứng lâm sàng giúp bác sĩ lâm sàng đưa ra chỉ định điều trị phù hợp cho mỗi BN.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Parry A, Wani AH. Evaluation of obstructed defecation syndrome (ODS) using magnetic resonance defecography (MRD). Egyptian Journal of Radiology and Nuclear Medicine. Published online 2020.
2. Piloni V, Bergamasco M, Melara G, Garavello P. The clinical value of magnetic resonance defecography in males with obstructed defecation syndrome. Tech Coloproctol. 2018;22(3):179-190.
3. Võ Tấn Đức. Đánh giá đặc điểm sa trực tràng kiểu túi ở bệnh nhân rối loạn chức năng sàn chậu bằng cộng hưởng từ động. Tạp chí Y học TPHồ Chí Minh. Published online 2014: tập 18, số 2, tr. 30-35.
4. Nguyễn Thị Thùy Linh, Võ Tấn Đức, Phạm Ngọc Hoa. Vai trò của cộng hưởng từ động vùng sàn chậu trong chẩn đoán rối loạn sự tống phân. Tạp chí Y học Việt Nam. Published online 2008:tập 349, 85-89.
5. Bamboriya R, Jaipal U, Jakhar S. A descriptive study of MR defecography for evaluation of obstructed defecation syndrome. International Journal of Medical and Biomedical Studies. 2020;4(1).