Đặc điểm hình ảnh phình động mạch não trên cộng hưởng từ 3 Tesla
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh phình động mạch não (PĐMN) trên cộng hưởng từ 3 Tesla tại bệnh viện Bạch Mai.
Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu được thực hiện trên 29 bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng của bệnh lý mạch máu thần kinh được chẩn đoán phình động mạch não trên cộng hưởng từ 3 Tesla (CHT 3T) sau đó được thực hiện chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) tại trung tâm điện quang, bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, Việt Nam từ 8/2021 đến 8/2022. Mô tả PĐMN về số lượng, vị trí, hình dạng, hình thái, kích thước.
Kết quả: Trong số 29 bệnh nhân, 37 túi phình được phát hiện trên CHT 3T và được khẳng định trên DSA. Vị trí phình mạch não thường gặp ở vòng tuần hoàn trước (97.29%), vòng tuần hoàn sau (2.71%). Kích thước chủ yếu ≤ 10mm (97.3%). Thường là những túi phình dạng túi (94.6%) và cổ hẹp (51.43%). Đa số là túi phình có bờ không đều, có núm hoặc hai đáy (72.97%).
Kết luận: Cộng hưởng từ 3 Tesla có thể thay thế DSA để chẩn đoán đặc điểm hình ảnh các PĐMN. Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh an toàn, không xâm lấn, có giá trị cao trong chẩn đoán phình động mạch, là lựa chọn hàng đầu rất hiệu quả để tầm soát TPĐMN và cung cấp thông tin cho các bác sĩ chuyên khoa thần kinh thực hiện các chiến lược điều trị phù hợp.
Từ khóa
Cộng hưởng từ 3T, túi phình động mạch não
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Bracard S, Anxionnat R, Picard L. Current Diagnostic Modalities for Intracranial Aneurysms. Neuroimaging Clin N Am. 2006;16(3):397-411. doi:10.1016/j.nic.2006.05.002.
3. Willinek WA, Born M, Simon B, et al. Time-of-Flight MR Angiography: comparison of 3.0-T Imaging and 1.5-T Imaging-Initial Experience. Radiology. 2003;229(3):913–920.
4. G. F. Gibbs, J. Huston, M. A. Bernstein, S. J. Riederer, and R. D. Brown, “Improved Image Quality of Intracranial Aneurysms: 3.0-T versus 1.5-T Time-of-Flight MR Angiography,” American Journal of Neuroradiology, Vol. 25, No. 1, Pp. 84–87, 2004.
5. Trần Anh Tuấn. “Nghiên cứu giá trị chẩn đoán phình động mạch não bằng máy cắt lớp vi tính 64 dãy”. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú bênh viện, trường Đại học Y Hà Nội. 2008.
6. Nguyễn An Thanh. “Giá trị ứng dụng của hai phương pháp chụp cắt lớp vi tính mạch máu và cộng hưởng từ mạch máu để đánh giá túi phình động mạch não”. Luận án tiến sĩ, trường Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh. 2016.
7. White PM, Teasdale EM, Wardlaw JM, Easton V. Intracranial Aneurysms: CT Angiography and MR Angiography for Detection—Prospective Blinded Comparison in a Large Patient Cohort. Radiology. 2001;219(3):739-749. doi:10.1148/radiology.219.3.r01ma16739
8. Vega C, Kwoon JV, Lavine SD. Intracranial Aneurysms: Current Evidence and Clinical Practice. afp. 2002;66(4):601-609.
9. Wiebers DO. Unruptured intracranial aneurysms: natural history, clinical outcome, and risks of surgical and endovascular treatment. The Lancet. 2003;362(9378):103-110. doi:10.1016/S0140-6736(03)13860-3
10. UCAS Japan Investigators, Morita A, Kirino T, et al. The natural course of unruptured cerebral aneurysms in a Japanese cohort. N Engl J Med. 2012;366(26):2474-2482. doi:10.1056/NEJMoa1113260
11. Vũ Đăng Lưu. “Nhận Xét Bước Đầu Điều Trị Can Thiệp Nội Mạch Phình Mạch Não”. Luận Văn Tốt Nghiệp Bác Sỹ Nội Trú Bênh Viện, Trường Đại Học Y Hà Nội. 2005.
12. Backes D, Vergouwen MDI, Velthuis BK, et al. Difference in Aneurysm Characteristics Between Ruptured and Unruptured Aneurysms in Patients With Multiple Intracranial Aneurysms. Stroke. 2014;45(5):1299-1303. doi:10.1161/STROKEAHA.113.004421
13. Bijlenga P, Gondar R, Schilling S, et al. PHASES Score for the Management of Intracranial Aneurysm: A Cross-Sectional Population-Based Retrospective Study. Stroke. 2017;48(8):2105-2112. doi:10.1161/STROKEAHA.117.017391
14. Samaniego EA, Roa JA, Hasan D. Vessel wall imaging in intracranial aneurysms. J NeuroIntervent Surg. 2019;11(11):1105-1112. doi:10.1136/neurintsurg-2019-014938