KHẢO SÁT VỊ TRÍ LỖ THÔNG XOANG BƯỚM Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH TRÊN CẮT LỚP VI TÍNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Giới thiệu: Xoang bướm được bao quanh bởi nhiều cấu trúc mạch máu, thần kinh quan trọng. Lỗ thông xoang bướm (LTXB) là nơi an toàn nhất để đưa dụng cụ phẫu thuật vào trong xoang, tránh tổn thương các cấu trúc lân cận. Đánh giá tương quan vị trí LTXB với các cấu trúc xung quanh là cần thiết cho sự an toàn và hiệu quả của quá trình phẫu thuật nội soi.
Mục tiêu: Khảo sát khoảng cách từ LTXB đến một số mốc giải phẫu xung quanh bằng cắt lớp vi tính (CLVT). Khảo sát sự ảnh hưởng của tế bào sàng bướm, các dạng khí hóa của xoang bướm đến vị trí LTXB.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 162 bệnh nhân được chụp CLVT mũi xoang tại Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Hình ảnh được tái tạo và đo đạc bằng phần mềm tái tạo đa mặt phẳng của hệ thống PACS Carestream.
Kết quả: Khoảng cách từ LTXB đến thành bên là 9,1 ± 1,8 mm; khoảng cách này ở nhóm khí hóa loại III dài hơn so với loại II, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Khoảng cách từ LTXB đến đường giữa là 4,1 ± 1,8 mm, mức độ khí hóa sang bên không ảnh hưởng đến khoảng cách này (p = 0,68). Khoảng cách từ LTXB đến trần xoang là 7,9 ± 2,9 mm; khoảng cách này ở nhóm có tế bào Onodi ngắn hơn so với nhóm không có, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05); tuy nhiên không có khác biệt về khoảng cách này ở nhóm khí hóa tại yên bướm và sau yên bướm (p = 0,696). Khoảng cách trung bình từ LTXB đến cửa mũi sau là 12,9 ± 3,5 mm, khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa nhóm có và không có tế bào Onodi cũng như giữa nhóm khí hóa tại yên bướm và sau yên bướm (p lần lượt là 0,19 và 0,96). Khoảng cách từ LTXB đến gai mũi trước là 65,2 ± 4,5 mm và đến thành sau xoang bướm là 12,8 ± 2,7 mm. Góc hợp bởi đường thẳng nối LTXB – gai mũi trước và sàn mũi là 33,5 ± 3,5 độ.
Kết luận: Nghiên cứu xác định vị trí LTXB so với một số mốc giải phẫu xung quanh, đồng thời khảo sát sự ảnh hưởng của tế bào sàng bướm và các mức độ khí hóa đến vị trí LTXB bằng hình ảnh CT scan, góp phần đưa ra cái nhìn tổng quan về vị LTXB cho các nhà lâm sàng.
Từ khóa
Lỗ thông xoang bướm, Chụp cắt lớp vi tính
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Albahkaly S, Alqahtani S, Aldajani N, Altamimi F, et al, (2018). Utility of sphenoid ostium in relation to posterior wall of maxillary sinus in CT scan. Australasian Medical Journal (Online). 11(9):448-452. doi:10.21767/AMJ.2018.3261
3. Dedhia RD, Hsieh TY, Rubalcava Y, Lee P, et al, (2019). Posterior maxillary sinus wall: a landmark for identifying the sphenoid sinus ostium. Annals of Otology, Rhinology & Laryngology. 128(3):215-219. doi:10.1177/0003489418816725
4. Gupta T, Aggarwal A, Sahni D, (2012). Anatomical landmarks for locating the sphenoid ostium during endoscopic endonasal approach: a cadaveric study. Surgical and radiologic anatomy. 35(2):137-142. doi:10.1007/s00276012-1018-8
5. Kim HU, Kim SS, Kang SS, Chung IH, et al, (2001). Surgical anatomy of the natural ostium of the sphenoid sinus. The Laryngoscope. 111(9):1599-1602. doi:10.1097/00005537-200109000-00020
6. Štoković N, Trkulja V, Dumić-Čule I, Cukovic-Bagic I, et al, (2016). Sphenoid sinus types, dimensions and relationship with surrounding structures. Annals of Anatomy-Anatomischer Anzeiger. 203:69-76. doi: 10.1016/j. aanat.2015.02.013
7. Vaezi A, Cardenas E, Pinheiro‐Neto C, Paluzzi A, et al, (2014). Classification of sphenoid sinus pneumatization: relevance for endoscopic skull base surgery. The Laryngoscope. 125(3):577-581. doi:10.1002/lary.24989
8. Jaworek-Troć J, Walocha J, Skrzat J, Iwanaga J, et al, (2021). A computed tomography comprehensive evaluation of the ostium of the sphenoid sinus and its clinical significance. Folia Morphologica. 81(3):694-700. doi:10.5603/ FM.a2021.0063
9. Trần Thị Hằng, (2019). Nghiên cứu giải phẫu ứng dụng xoang bướm trên phim chụp cắt lớp vi tính đa dãy. Luận văn thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
10. Halawi AM, Simon PE, Lidder AK, Chandra RK, (2015). The relationship of the natural sphenoid ostium to the skull base. The Laryngoscope. 125(1):75-79. doi:10.1002/lary.24393
11. Wu H-b, Zhu L, Yuan H-s, Hou C, (2011). Surgical measurement to sphenoid sinus for the Chinese in Asia based on CT using sagittal reconstruction images. European Archives of Oto-Rhino-Laryngology. 268(2):241-246. doi:10.1007/s00405-010-1373-1
12. Kaplanoglu H, Kaplanoglu V, Toprak U, Hekimoglu B, (2013). Surgical measurement of the sphenoid sinus on sagittal reformatted CT in the Turkish population. The Eurasian Journal of Medicine. 45(1):7. doi:10.5152/ eajm.2013.02
13. Hwang SH, Joo YH, Seo JH, Cho JH, et al, (2014). Analysis of sphenoid sinus in the operative plane of endoscopic transsphenoidal surgery using computed tomography. European Archives of Oto-Rhino-Laryngology. 271(8):22192225. doi:10.1007/s00405-013-2838-9
14. Trần Trường Sơn, (2016). Khảo sát vị trí và kích thước xoang bướm trên CT scan ứng dụng trong phẫu thuật nội soi mũi xoang tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Luận án chuyên khoa cấp II, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
15. Enatsu K, Takasaki K, Kase K-I, Jinnouchi S, et al, (2008). Surgical anatomy of the sphenoid sinus on the CT using multiplanar reconstruction technique. Otolaryngology–Head and Neck Surgery. 138(2):182-186. doi:10.1016/j. otohns.2007.10.010