ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHẪU THUẬT VÉT HẠCH TÁI PHÁT Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ TUYẾN GIÁP THỂ BIỆT HOÁ SAU ĐIỀU TRỊ 131I TẠI VIỆN Y HỌC PHÓNG XẠ VÀ U BƯỚU QUÂN ĐỘI

TRẦN TRỌNG ĐÔNG1,
1 Viện Y học phóng xạ và U bướu quân đội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tóm tắt:


Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá đáp ứng sau phẫu thuật vét hạch ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể biệt hoá sau điều trị 131I. Đối tượng nghiên cứu: 50 bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể biệt hoá sau điều trị 131I, tái phát hạch lần đầu tiên. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả, hồi cứu kết hợp tiến cứu, thu thập số liệu qua mẫu bệnh án. Kết quả nghiên cứu: Tuổi trung bình nhóm bệnh nhân nghiên cứu là: 43,5 ± 12,6, độ tuổi hay gặp nhất là <55 tuổi với tỷ lệ 80%, tỷ lệ nữ/nam=3,5/1. Nhóm bệnh nhân có Tg <1 ng/ml chiếm đa số với 33/50 BN (66%). Trung vị Tg trước mổ là 2,02 ng/ml, sau mổ là 0,35 ng/ml. Sau phẫu thuật thay đổi đáp ứng ở 98% bệnh nhân, chủ yếu là đáp ứng hoàn toàn và đáp ứng không hoàn toàn về sinh hóa, chiếm 40%, 36%. Phẫu thuật vét hạch làm giảm nồng độ Tg ở 78% bệnh nhân. Hạch tái phát, di căn chủ yếu ở nhóm IV, nhóm III và nhóm VI. Hạch tái phát chủ yếu ở vùng khoang trung tâm và vùng cổ bên cùng bên u nguyên phát. Kết luận: Phẫu thuật là ưu tiên điều trị hàng đầu đối với ung thư tuyến giáp thể biệt hoá tái phát hạch. Phẫu thuật thay đổi đánh giá đáp ứng, cải thiện tiên lượng đối với bệnh nhân ung thư tuyến giáp sau điều tri 131I có tái phát tại chỗ.


Từ khoá: Ung thư tuyến giáp thể biệt hoá, đáp ứng sau phẫu thuật vét hạch tái phát, Tg

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Naoki Otsuki, Hikari Shimoda, Naruhiko Morita, et al. (2020), “Salvage surgery for structural local recurrence of papillary thyroid cancer: recurrence patterns and surgical outcome”, Endocr J 67(9), 949-956.
2. Laura Y. Wang (2018), “Post treatment surveillance of thyroid cancer”, European Journal of Surgical Oncology, 7983(17), 30588-30587.
3. Nguyễn Thị Lan Hương, Nguyễn Hữu Nghĩa, Lê Ngọc Hà, et al. (2021), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư tuyến giáp biệt hóa kháng 131I”, Tạp chí Y dược lâm sàng 108, 16.
4. Dương Chí Thành (2017), “Đánh giá kết quả điều trị ung thư tuyến giáp tái phát tại bệnh viện Đại học y Hà Nội”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú trường Đại học y Hà Nội- chuyên ngành ung thư.
5. Trần Ngọc Hải ( 2004), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của bệnh ung thư giáp trạng tái phát tại bệnh viện K, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.”.
6. Haugen B.R., Alexander E.K., Bible K.C, et al. (2016), “2015 American Thyroid Association Management Guidelines for AdultPatients with Thyroid Nodules and Differentiated Thyroid Cancer”, Thyroid, (26), 1-133.
7. “American Joint Committee on Cancer 8th (2017). Thyroid - Differentiated and Anaplastic Carcinoma”, 873-901.
8. Amblessed E. Onuma, Eliza W. Beal, Fadi Nabhan, et al. (2019), “Long-Term Efficacy of Lymph Node Reoperation for Persistent Papillary Thyroid Cancer: 13-Year Follow-Up”, Ann Surg Oncol, 26(6): , pp. 1737–1743.