NHẬN XÉT MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH FDG PET/CT VỚI TÌNH TRẠNG ĐỘT BIẾN GEN EGFR Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ GIAI ĐOẠN IV.

Bùi Văn Đức1, , Phạm Văn Thái2, Bùi Tiến Công2
1 Bệnh viện Bãi Cháy
2 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Nhận xét mối liên quan giữa đặc điểm hình ảnh FDG PET/CT với tình trạng đột biến gen EGFR ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 108 bệnh nhân ung thư biểu mô không tế bào nhỏ của phổi giai đoạn IV được chụp FDG PET/CT, xét nghiệm EGFR trước điều trị từ 01/2018 đến 11/2020.


Kết quả: Độ tuổi trung bình 62,1±9,2 (37 - 83), tỷ lệ nam (61,1%) nữ (38,9%), tiền sử hút thuốc lá (39,8%), không hút thuốc lá( 60,2%), giai đoạn IVa (31,5%) và giai đoạn IVb (68,5%) Tỉ lệ đột biến gen EGFR và tỷ lệ không có đột biến tương ứng 52,8% và 47,2% trong đó đột biến exon 19 và exon 21 là cao nhất với tỷ lệ là 31,5% và 18,5%. 48,1% bệnh nhân điều trị hoá trị 35,2% bệnh nhân điều trị đích. Giới, tiền sử hút thuốc, pSUVmax, kích thước u là bốn yếu tố độc lập dự báo đột biến gen EGFR với OR lần lượt là 0,19 (KTC 95%:0,08-0,45; p<0,001); 0,347 (KTC 95%: 0,156-0,770; p=0,009) 0,805 (KTC 95%:0,722-0,899; p<0,001) và 0,782 (KTC 95%:0,645–0,947;p=0,012).


Kết luận: FDG PET/CT có giá trị dự đoán mức độ đột biến EGFR ở bệnh nhân ung thư biểu mô không tế bào nhỏ của phổi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sharma SV, Bell DW, Haber DA, (2007). Epidemal growth factor receptor mutations in lung cancer. Nat Rev Cancer,7:169–181.
2. Vanneman M, Dranoff G. (2012). Combining immunotherapy and targeted therapies in cancer treatment.Nat Rev Cancer,12(4):237–251.
3. Mai Trọng Khoa (2012), Y học hạt nhân, Sách dùng cho sau đại học NXB Y học.
4. Vũ Hữu Khiêm (2017), Đánh giá kết quả điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ bằng phác đồ hóa-xạ trị với kỹ thuật PET/CT mô phỏng, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
5. Lê Viết Nam và Phạm Cẩm Phương (2021). Đánh giá kết quả hóa trị phác đồ có Pemetrexed ở bệnh nhân ung phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB-IV tại Bệnh viện Bạch Mai. VMJ, 506(2). 6. Phạm Thị Mai., Nguyễn Văn Ba., Hồ Hữu Thọ. và cộng sự. (2021). Đột biến gen EGFR và mối liên quan với một số yếu tố lâm sàng ở bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến phổi. tcncyh, 137(1), 111–117.
7. Mak R.H., Digumarthy S.R., Muzikansky A. và cộng sự. (2011). Role of 18F-Fluorodeoxyglucose Positron Emission Tomography in Predicting Epidermal Growth Factor Receptor Mutations in Non-Small Cell Lung Cancer. Oncologist, 16(3), 319–326.
8. Gu J., Xu S., Huang L. và cộng sự. (2018). Value of combining serum carcinoembryonic antigen and PET/CT in predicting EGFR mutation in non-small cell lung cancer. J Thorac Dis, 10(2), 723–731.
9. Cho A., Hur J., Moon Y.W. và cộng sự. (2016). Correlation between EGFR gene mutation, cytologic tumor markers, 18F-FDG uptake in non-small cell lung cancer. BMC Cancer, 16, 224.