Đặc điểm hình ảnh 18F-FDG-PET/CT với một số thể mô bệnh học U lympho ác tính không Hodgkin tại Bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2017-2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh 18F-FDG-PET/CT và nhận xét mối tương quan của hình ảnh 18F-FDG-PET/CT với một số thể mô bệnh học u lympho ác tính không Hodgkin.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu kết hợp tiến cứu trên 286 bệnh nhân U lympho ác tính không Hodgkin mới được chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai.
Kết quả: Tổn thương hạch ở 84,3%, tổn thương ngoài hạch ở 54,5%. Bệnh nhân chỉ tổn thương hạch chiếm 45,5%, chỉ tổn thương ngoài hạch chiếm 15,7% và tổn thương hỗn hợp cả hạch và ngoài hạch chiếm 38,8%. Tổn thương ngoài hạch hay gặp là xương (chiếm 18,4%), amidan (17,7%), lách (11,7%), vòm họng (8,5%), dạ dày (8,2%), hốc mũi (7,8%), phổi (5,3%), tuyến thượng thận (4,3%), đại trực tràng (3,9%), gan (3,7%), phần mềm (2,8%), não (2,1%). Tổn thương bulky gặp 22,7% và 19,3 % vị trí ngoài hạch. Có mối tương quan tuyến tính thuận giữ kích thước tổn thương và SUVmax ở hạch cổ, nách, trung thất, ổ bụng và bẹn với hệ số tương quan r tương ứng là: 0,47; 0,51; 0,41; 0,46 và 0,56. Có mối tương quan tuyến tính thuận giữa kích thước tổn thương và SUVmax ở amidan, vòm họng , mũi, dạ dày, đại trực tràng, gan, phổi và tuyến thượng thận với hệ số tương quan r tương ứng là: 0,60; 0,44; 0,38; 0,64; 0,86; 0,54; 0,44 và 0,78. Không có sự khác biệt về kích thước và SUVmax của tổn thương hạch và ngoài hạch và tỷ lệ u bulky phân nhóm ULAKH B lớn lan tỏa GCB và nonGCB. Nhóm ULAKH B tiến triển chậm so với tiến triển nhanh: có sự khác biệt kích thước hạch ổ bụng nhóm tiến triển nhanh cao hơn (p< 0,05); có sự khác biệt giá trị SUVmax tổn thương hạch cổ, trung thất, ổ bụng, tổn thương ngoài hạch ở nhóm B tiến triển nhanh cao hơn có ý nghĩa thống kê với p< 0,05. Nhóm ULAKH dòng T: T ngoại vi, T/NK, T bất thục sản có sự khác biệt về kích thước, SUVmax tổn thương hạch cổ, tổn thương ngoài hạch, xương ( với p< 0,05); có khác biệt giữa nhóm T ngoại vi thấp hơn T bất thục sản về kích thước, SUVmax hạch nách, ổ bụng, bẹn (p< 0,05)và SUVmax hạch trung thất (p< 0,05). Nhóm có chỉ số Ki76 cao, trung bình, thấp có sự khác biệt về SUVmax ở tổn thương hạch cổ, bụng và ngoài hạch (p< 0,05) mặc dù không có sự khác biệt về kích thước tổn thương (p> 0,05).
Kết luận: Nghiên cứu trên 286 bệnh nhân ULAKH: Tổn thương hạch chiếm 84,3%; Tổn thương ngoài hạch chiếm 54,5% (tổn thương hỗn hợp cả hạch và ngoài hạch chiếm 38,8%). Có mối tương quan tuyến tính thuận giữa kích thước tổn thương và SUVmax ở hạch và tổn thương ngoài hạch. Không có sự khác biệt về kích thước và SUVmax của tổn thương hạch và ngoài hạch và tỷ lệ u bulky, phân nhóm ULAKH B lớn lan tỏa GCB và nonGCB. Có sự khác biệt kích thước và giá trị maxSUV của tổn thương 1 số vị trí tại hạch và ngoài hạch ở nhóm ULAKH B tiến triển chậm so với tiến triển nhanh, Nhóm ULAKH dòng T, nhóm có chỉ số Ki67 cao.
Từ khóa
U lympho không Hodgkin, PET/CT, mối tương quan, mô bệnh học, hình ảnh học.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
lympho ác tính không Hodgkin vùng đầu cổ. Tạp chí khoa học công nghệ Việt Nam. 62(5) 5.2020.
2. Nguyễn Bá Đức, Đỗ Anh Tú, Nguyễn Tuyết Mai, Vũ Quang Toản. 2006. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả bước đầu điều trị bệnh u lymphô ác tính không Hodkin ngoài hạch vùng đầu cổ tại Bệnh viện K. Tạp chí Y học Việt Nam tr54-59.
3. Jayanta Das, Soumendranath Ray, Saugata Sen et al. Extranodal involvement in lymphoma – A Pictorial Essay and Retrospective Analysis of 281 PET/CT studies. Asia Ocean J Nucl Med Biol. 2014 Spring; 2(1): 42–56.
4. Nguyễn Văn Mão. 2016. Nghiên cứu đặc điểm mô bệnh học ở bệnh nhân U lympho ác tính Hodgkin và không Hodgkin. Tạp chí Y dược học, Tập 6 (03); Trang 54-9.
5. Galal Alobthani, Victor Romanov, Kayako Isohashi et al. 2018. SUVmax cut-off between aggressive and indolent non-Hodgkin lymphoma in nontime of flight FDG PET/CT and time of flight FDG PET/CT. Journal of Nuclear Medicine May 2018, 59 (supplement 1) 1419.
6. Gerhard Held , Niels Murawski , Marita Ziepert et al. Role of Radiotherapy to Bulky Disease in Elderly Patients With Aggressive B-Cell Lymphoma. Journal of Clinical Oncology, Volume 32, Issue 11.
7. Christine P Hans et al. Confirmation of the molecular classification of diffuse large B-cell lymphoma by immunohistochemistry using a tissue microarray. Blood. 2004 Jan 1;103(1):275-82.
8. Einat Even-Sapir, Genady Lievshitz, Chava Perry et al. Fluorine-18 fluorodeoxyglucose PET/CT
patterns of extranodal involvement in patients with Non-Hodgkin lymphoma and Hodgkin’s disease. Radiol Clin North Am. 2007 Jul;45(4):697-709, vii.
9. Adi Broyde et al . Role and prognostic significance of the Ki-67 index in non-Hodgkin’s lymphoma. Am J Hematol. 2009 Jun;84(6):338-43.
10. Xin He, Zhigang Chen, Tao Fu et al. Ki-67 is a valuable prognostic predictor of lymphoma but its utility varies in lymphoma subtypes: evidence from a systematic meta-analysis. 2014 BMC Cancer. 2014; 14: 153.