ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, XÉT NGHIỆM VÀ HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ TUYẾN YÊN TRÊN BỆNH NHÂN MẮC HỘI CHỨNG CUSHING PHỤ THUỘC ACTH

Vũ Đăng Lưu1, Bs Trần Anh Tuấn2, Nguyễn Quang Anh1, Lê Hoàng Kiên2, Nguyễn Tất Thiện2, Nguyễn Công Tiến2, Đỗ Lê Anh Trung1,
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Trung tâm Điện Quang, Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát hình ảnh tuyến yên trên cộng hưởng từ ở những bệnh nhân mắc hội chứng Cushing phụ thuộc ACTH. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 15 bệnh nhân (12 nữ, 3 nam) được chẩn đoán mắc hội chứng Cushing phụ thuộc ACTH và được chụp cộng hưởng từ tuyến yên từ tháng 10/2022 đến tháng 10/2023. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ nam/nữ = 1/4. Tuổi trung bình 38,47 ± 10,78 (27-62). Tất cả bệnh nhân đều có nồng độ ACTH huyết tương >10pg/ml, phù hợp với chẩn đoán lâm sàng hội chứng Cushing phụ thuộc ACTH. Bệnh nhân quan sát thấy u tuyến yên trên cộng hưởng từ chiếm 80%. Kích thước u trung bình là 4,59 ± 1,77mm, 100% u là microadenoma, phân loại độ I, giai đoạn 0 theo phân loại của Hardy-Wilson. Nhóm u đồng tín hiệu trên các chuỗi xung T1W và T2W chiếm tỷ lệ cao nhất, lần lượt là 83,4% và 58,3%. Trên chuỗi xung tiêm thuốc động học, tất cả u biểu hiện là nốt ngấm thuốc kém. Kết luận: Chụp cộng hưởng từ tuyến yên là một phương pháp tốt để chẩn đoán xác định u tuyến yên, đánh giá xâm lấn và phân loại giai đoạn u trên bệnh nhân mắc hội chứng Cushing phụ thuộc ACTH. Trong đó việc đánh giá hình thái u kết hợp giữa chuỗi xung thường quy với chuỗi xung tiêm thuốc động họ là rất quan trọng. Tuy nhiên, có một tỷ lệ u tuyến yên không quan sát thấy trên cộng hưởng từ, kể cả khi kết hợp chuỗi xung tiêm thuốc động học. Do đó, nên cân nhắc chỉ định kỹ thuật xâm lấn và chuyên sâu hơn như can thiệp nội mạch lấy máu xoang đá dưới hai bên để định lượng nồng độ ACTH.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Wengander S, Trimpou P, Papakokkinou E, Ragnarsson O. The incidence of endogenous Cushing’s syndrome in the modern era. Clinical Endocrinology. 2019;91(2):263-270. doi:10.1111/cen.14014
2. Newell-Price J, Bertagna X, Grossman AB, Nieman LK. Cushing’s syndrome. The Lancet. 2006;367(9522):16051617. doi:10.1016/S0140-6736(06)68699-6
3. Wilson CB. A decade of pituitary microsurgery: The Herbert Olivecrona Lecture. Journal of Neurosurgery. 1984;61(5):814-833. doi:10.3171/jns.1984.61.5.0814
4. Friedman TC, Yanovski JA. Morning plasma free cortisol: Inability to distinguish patients with mild Cushing syndrome from patients with pseudo-Cushing states. J Endocrinol Invest. 1995;18(9):696-701. doi:10.1007/BF03349791
5. Nieman LK. Molecular Derangements and the Diagnosis of ACTH-Dependent Cushing’s Syndrome. Endocrine Reviews. 2022;43(5):852-877. doi:10.1210/endrev/bnab046
6. Raff H, Carroll T. Cushing’s syndrome: from physiological principles to diagnosis and clinical care. J Physiol. 2015;593(Pt 3):493-506. doi:10.1113/jphysiol.2014.282871
7. Castinetti F, Morange I, Conte-Devolx B, Brue T. Cushing’s disease. Orphanet J Rare Dis. 2012;7:41. doi:10.1186/1750-1172-7-41
8. Liu Z, Zhang X, Wang Z, et al. High positive predictive value of the combined pituitary dynamic enhanced MRI and high-dose dexamethasone suppression tests in the diagnosis of Cushing’s disease bypassing bilateral inferior petrosal sinus sampling. Sci Rep. 2020;10(1):14694. doi:10.1038/s41598-020-71628-0
9. Shi X, Sun Q, Bian L, et al. Assessment of Bilateral Inferior Petrosal Sinus Sampling in the diagnosis and surgical treatment of the ACTH-dependent Cushing’s syndrome: A comparison with other tests. 2011.
10. Purwar N, Kumar A, Sharma B, et al. Bilateral Inferior Petrosal Sinus Sampling in Corticotropin-Dependent Cushing’s Syndrome: A Single Center Experience from Western India. Indian J Endocrinol Metab. 2020;24(4):343348. doi:10.4103/ijem.IJEM_247_20
11. Tsukamoto T, Miki Y. Imaging of pituitary tumors: an update with the 5th WHO Classifications—part 1. Pituitary neuroendocrine tumor (PitNET)/pituitary adenoma. Jpn J Radiol. 2023;41(8):789-806. doi:10.1007/s11604-023-01400-7
12. Scheithauer BW, Kovacs KT, Laws ER, Randall RV. Pathology of invasive pituitary tumors with special reference to functional classification. Journal of Neurosurgery. 1986;65(6):733-744. doi:10.3171/jns.1986.65.6.0733