GIÁ TRỊ CỦA CẮT LỚP VI TÍNH ĐA DÃY TRONG CHẤN ĐOÁN LAO PHÚC MẠC Ở BỆNH NHÂN CỔ CHƯỚNG DỊCH TIẾT
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: nghiên cứu giá trị của cắt lớp vi tính đa dãy trong chẩn đoán lao phúc mạc ở bệnh nhân cổ chướng dịch tiết.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 111 bệnh nhân, trong đó có 48 bệnh nhân được chẩn đoán xác định lao phúc mạc và 63 bệnh nhân cổ chướng dịch tiết nguyên nhân không do lao phúc mạc tại bệnh viện Bạch Mai từ 01/01/2022 đến 01/09/2023. Các đặc điểm hình ảnh tổn thương phúc mạc của hai nhóm bệnh nhân được đánh giá về dịch ổ bụng, tổn thương phúc mạc thành, mạc nối lớn, mạc treo và sự xuất hiện của tổn thương hạch.
Kết quả: Xét trên nhóm bệnh nhân LPM, có 17 bệnh nhân nữ và 31 bệnh nhân nam, tỷ lệ nam; nữ là 1.82:1. Các triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất là cổ chướng với 60,4%. 100% bệnh nhân có dịch ổ bụng là dịch tiết, giàu lympho bào với tỷ lệ lympho trung bình 61.0%, ADA dịch ổ bụng tăng, trung bình 39.6 UI/L. Trong nhóm bệnh nhân cổ chướng dịch tiết không do lao có 40 bệnh nhân di căn phúc mạc chiếm 63.5%, còn lại là các nguyên nhân do viêm tụy, nhiễm trùng dịch cổ chướng, u trung mô phúc mạc. Tổn thương phúc mạc đều mịn, dày dạng nốt nhỏ, hạch hoại tử và thâm nhiễm lan tỏa mạc nối lớn là các tổn thương thấy nhiều trong LPM hơn (p<0.05). Trong đó tổn thương thâm nhiễm mạc nối có độ nhạy 91%, độ đặc hiệu 60% và độ chính xác 0.74. Các đặc điểm dày phúc mạc dạng nốt, dày đều mịn, hạch hoại tử có độ đặc hiệu cao từ 77- 100% nhưng độ nhạy thấp (12,5% - 45%). Dày phúc mạc khu trú và mạc nối ngấm thuốc dạng bánh, dạng nốt được tìm thấy phổ biến hơn trong nhóm bệnh nhân cổ chướng dịch tiết không do lao, đặc biệt là di căn phúc mạc với 19/40 và 21/40 bệnh nhân.
Kết luận: Mặc dù các đặc điểm tổn thương phúc mạc hầu hết đều được tìm thấy ở hai nhóm bệnh nhân cổ chướng dich tiết, nhưng dày phúc mạc đều mịn, dày dạng nốt nhỏ, hạch hoại tử và thâm nhiễm lan tỏa mạc nối lớn là các đặc điểm tổn thương giúp hướng đến chuẩn đoán LPM.
Từ khóa
lao phúc mạc, cổ chướng dịch tiết, cắt lớp vi tính đa dãy .
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Cho JK, Choi YM, Lee SS, et al. Clinical features and outcomes of abdominal tuberculosis in southeastern Korea: 12 years of experience. BMC Infect Dis. 2018;18(1):699. doi:10.1186/s12879-018-3635-2
3. Na-ChiangMai W, Pojchamarnwiputh S, Lertprasertsuke N, Chitapanarux T. CT findings of tuberculous peritonitis. Singapore Med J. 2008;49(6):488-491.
4. Ramanan RV, Venu V. Differentiation of peritoneal tuberculosis from peritoneal carcinomatosis by the Omental Rim sign. A new sign on contrast enhanced multidetector computed tomography. Eur J Radiol. 2019;113:124-134. doi:10.1016/j.ejrad.2019.02.019
5. Chen J, Liu S, Tang Y, et al. Diagnostic performance of CT for differentiating peritoneal tuberculosis from peritoneal carcinomatosis: a systematic review and meta-analysis. Clin Radiol. 2020;75(5):396.e7-396.e14. doi:10.1016/j. crad.2019.12.014
6. Ha HK, Jung JI, Lee MS, et al. CT differentiation of tuberculous peritonitis and peritoneal carcinomatosis. Am J Roentgenol. 1996;167(3):743-748. doi:10.2214/ajr.167.3.8751693
7. World Gastroenterology Organisation (WGO). World Gastroenterology Organisation (WGO). Accessed November 28, 2023. https://www.worldgastroenterology.org
8. Oriuchi N, Nakajima T, Mochiki E, et al. A New, Accurate and Conventional Five-point Method for Quantitative Evaluation of Ascites Using Plain Computed Tomography in Cancer Patients. Jpn J Clin Oncol. 2005;35(7):386390. doi:10.1093/jjco/hyi109
9. Lê Thị Kim Hoa (2003). Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng lao màng bụng ở người lớn có phẫu thuật và không phẫu thuật. Luận văn thạc sỹ y học. Đại học Y Hà Nội
10. Awasthi S, Saxena M, Ahmad F, Kumar A, Dutta S. Abdominal Tuberculosis: A Diagnostic Dilemma. J Clin Diagn Res JCDR. 2015;9(5):EC01-EC03. doi:10.7860/JCDR/2015/13350.5887
11. Kharrat J, Gargouri D, Ouakaa A, et al. [Laparoscopic aspects of peritoneal tuberculosis. Report of 163 cases]. Tunis Med. 2003;81(8):558-562.
12. Nguyễn Minh Hiền(2020). Khảo sát giá trị Adenosin Deaminase dịch chọc dò trong chuẩn đoán lao màng bụng. Luận văn thạc sỹ y học. Đại học Y Hà Nội
13. Voigt MichaelD, Trey C, Lombard C, Kalvaria I, Berman P, Kirsch RalphE. Diagnostic value of ascites adenosine deaminase in tuberculous peritonitis. The Lancet. 1989;333(8641):751-754. doi:10.1016/S0140-6736(89)92574-9A
14. Charoensak A, Nantavithya P, Apisarnthanarak P. Abdominal CT findings to distinguish between tuberculous peritonitis and peritoneal carcinomatosis. J Med Assoc Thail Chotmaihet Thangphaet. 2012;95(11):1449-1456.
15. Phạm Sơn Nam(2020). Nghiên cứu giá trị của sinh thiết dưới hướng dẫn siêu âm trong chẩn đoán tổn thương mạc nối lớn. Luận văn thạc sỹ y học. Đại học Y Hà Nội
16. Naz F, Mirza WA, Hashmani N, Sayani R. To identify the features differentiating peritoneal tuberculosis from carcinomatosis on CT scan abdomen taking omental biopsy as a gold standard. JPMA J Pak Med Assoc. 2018;68(10):1461-1464.
17. Wang SB, Ji YH, Wu HB, et al. PET/CT for differentiating between tuberculous peritonitis and peritoneal carcinomatosis: The parietal peritoneum. Medicine (Baltimore). 2017;96(2):e5867. doi:10.1097/MD.0000000000005867
18. Yin W jie, Zheng G qi, Chen Y feng, et al. CT differentiation of malignant peritoneal mesothelioma and tuberculous peritonitis. Radiol Med (Torino). 2016;121(4):253-260. doi:10.1007/s11547-015-0609-y
19. Rodríguez E, Pombo F. Peritoneal tuberculosis versus peritoneal carcinomatosis: distinction based on CT findings. J Comput Assist Tomogr. 1996;20(2):269-272. doi:10.1097/00004728-199603000-00018