Bước đầu khảo sát vai trò cộng hưởng từ cột sống thắt lưng tư thế đứng ở bệnh nhân đau thắt lưng

Võ Thị Minh Nguyệt1,, Phạm Ngọc Hoa2, Nguyễn Văn Phát3, Đỗ Hải Thanh Anh4, Phạm Vũ Mỹ Phụng3, Hồ Hoàng Phương3, Vũ Kế Khôi3, Huỳnh Quang Huy5
1 Bệnh viện đa khoa Tâm Anh Hồ Chí Minh
2 Hội Điện quang và Y học hạt nhân Việt Nam
3 Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hồ Chí Minh
4 Bộ môn Chẩn đoán hình ảnh Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
5 Bộ môn Chẩn đoán hình ảnh Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Đau lưng là triệu chứng cơ năng thường gặp và những thay đổi thoái hóa cột sống thắt lưng (CSTL) là nguyên nhân hàng đầu gây nên đau lưng, kèm hoặc không kèm lan theo rễ thần kinh. Ở nhiều người, triệu chứng tăng nặng khi đứng hay đi lại. Cộng hưởng từ (CHT) CSTL tư thế đứng có khả năng giúp đánh giá các thay đổi của CSTL khi chịu lực, từ đó tránh bỏ sót tổn thương.


Mục tiêu: So sánh một số đặc điểm hình ảnh CHT CSTL giữa tư thế nằm và tư thế đứng ở bệnh nhân đau lưng.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu cắt ngang mô tả trên 30 bệnh nhân đau thắt lưng và được chụp CHT cột sống thắt lưng tư thế nằm và đứng bằng máy CHT mở từ trường 0,25T G-scan.


Kết quả: Khi so sánh với tư thế nằm, tư thế đứng có chiều cao đĩa đệm giảm, tăng độ hẹp lỗ liên hợp và ống sống, tăng mức độ thoát vị, cũng như giảm đường kính trước sau bao màng cứng ngang mức các tầng đĩa đệm ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, trượt đốt sống không thay đổi có ý nghĩa.


Kết luận: Một số đặc điểm có sự thay đổi có ý nghĩa giữa CHT CSTL đứng so với nằm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Casiano, V., G. Sarwan, and A.J.S.T.I.S.P. Dydyk, Back Pain.[Updated 2022 Sep 4]. 2022.
2. Zhou, Z., et al., Correlation between dural sac size in dynamic magnetic resonance imaging and clinical symptoms in patients with lumbar spinal stenosis. World Neurosurgery, 2020. 134: p. e866-e873.
3. Weishaupt, D. and L. Boxheimer, Magnetic resonance imaging of the weight-bearing spine. Semin Musculoskelet Radiol, 2003. 7(4): p. 277-86.
4. Weishaupt, D. and L. Boxheimer. Magnetic resonance imaging of the weight-bearing spine. in Seminars in musculoskeletal radiology. 2003. Copyright© 2002 by Thieme Medical Publishers, Inc., 333 Seventh Avenue, New...
5. Fardon, D.F. and P.C.J.S. Milette, Nomenclature and classification of lumbar disc pathology: recommendations of the combined task forces of the North American Spine Society, American Society of Spine Radiology, and American Society of Neuroradiology. 2001. 26(5): p. E93-E113. 6. Pfirrmann, C.W., et al., MR image–based grading of lumbar nerve root compromise due to disk herniation: reliability study with surgical correlation. 2004. 230(2): p. 583-588.
7. Guen, Y.L., et al., A new grading system of lumbar central canal stenosis on MRI: an easy and reliable method. 2011. 40: p. 1033-1039.
8. Hasue, M., et al., Classification by position of dorsal root ganglia in the lumbosacral region. 1989. 14(11): p. 1261-1264.
9. Koslosky, E., D.J.C.o. Gendelberg, and r. research, Classification in brief: the Meyerding classification system of spondylolisthesis. 2020. 478(5): p. 1125.
10. Wessberg, P., B.I. Danielson, and J.J.S. Willén, Comparison of Cobb angles in idiopathic scoliosis on standing radiographs and supine axially loaded MRI. 2006. 31(26): p. 3039-3044.
11. Hansen, B.B., et al., Reliability of standing weight-bearing (0.25 T) MR imaging findings and positional changes in the lumbar spine. 2018. 47: p. 25-35.
12. Karadimas, E.J., et al., Positional MRI changes in supine versus sitting postures in patients with degenerative lumbar spine. 2006. 19(7): p. 495-500.
13. Splendiani, A., et al., Magnetic resonance imaging (MRI) of the lumbar spine with dedicated G-scan machine in the upright position: a retrospective study and our experience in 10 years with 4305 patients. 2016. 121: p. 38-44.
14. Tarantino, U., et al., Lumbar spine MRI in upright position for diagnosing acute and chronic low back pain: statistical analysis of morphological changes. 2013. 14: p. 15-22.
15. Willén, J. and B.J.S. Danielson, The diagnostic effect from axial loading of the lumbar spine during computed tomography and magnetic resonance imaging in patients with degenerative disorders. 2001. 26(23): p. 2607-2614.
16. Lang, G., et al., Preoperative assessment of neural elements in lumbar spinal stenosis by upright magnetic resonance imaging: an implication for routine practice? 2018. 10(4).
17. Lau, Y.Y.O., et al., Changes in dural sac caliber with standing MRI improve correlation with symptoms of lumbar spinal stenosis. 2017. 26: p. 2666-2675.
18. Kim, Y.K., et al., Diagnostic advancement of axial loaded lumbar spine MRI in patients with clinically suspected central spinal canal stenosis. 2013. 38(21): p. E1342-E1347.
19. Sasani, H., et al., Diagnostic importance of axial loaded magnetic resonance imaging in patients with suspected lumbar spinal canal stenosis. 2019. 127: p. e69-e75. 20. Segebarth, B., et al., Routine upright imaging for evaluating degenerative lumbar stenosis. 2015. 28(10): p. 394-397.