ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH SIÊU ÂM ĐIỂM BÁM GÂN Ở BỆNH NHÂN VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP

Đỗ Thị Nụ1,, Nguyễn Đình Khoa1, Nguyễn Thị Tuyên Trân2, Phạm Thy Thiên2, Trần Ngọc Hữu Đức1, Nguyễn Thu Hương1, Nguyễn Thị Tuyết Hằng1, Bùi Phú Quang1, Lê Thanh Toàn1, Trần Thanh Thông1, Nguyễn Thị Nhạn1, Đỗ Thị Kim Hiền1, Trịnh Tý Hon1
1 Bệnh viện Chợ Rẫy
2 Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh siêu âm điểm bám gân ở bệnh nhân viêm cột sống dính khớp (VCSDK) và một số yếu tố liên quan.


Phương pháp: nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang trên 87 bệnh nhân VCSDK tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 10/2022 đến tháng 08/2023.


Kết quả:  Trong 522 điểm bám gân ở 87 bệnh nhân VCSDK có 37,9% điểm bám gân có biểu hiện viêm khi khảo sát bằng siêu âm phần mềm. Tỉ lệ số điểm bám gân có hình ảnh viêm trên siêu âm nhưng không có triệu chứng viêm trên lâm sàng là 29,9%. Hình ảnh giảm âm và tăng kích thước gân là hình thái tổn thương thường gặp nhất trên siêu âm, chiếm tỉ lệ 19,9% và 18,3%. Không ghi nhận sự khác biệt về thời gian mắc bệnh trung bình, tỉ lệ có mặt kháng nguyên HLA-B27, sự tăng nồng độ CRP, điểm BASDAI trung bình, điểm ASDAS-CRP trung bình giữa nhóm bệnh nhân có viêm điểm bám gân trên siêu âm so với nhóm không có hình ảnh viêm trên siêu âm.


Kết luận: Siêu âm là công cụ tốt giúp phát hiện và theo dõi tình trạng viêm điểm bám gân ở nhóm bệnh nhân VCSDK. Không ghi nhận mối liên quan giữa các yếu tố thời gian mắc bệnh, sự có mặt của kháng nguyên HLA-B27, sự tăng nồng độ CRP, điểm BASDAI, điểm ASDAS – CRP với tình trạng viêm điểm bám gân trên siêu âm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đại học Y Hà Nội. Bệnh Học Nội Khoa.; 2012.
2. A S, S R, D van der H, et al. What is axial spondyloarthritis? A latent class and transition analysis in the SPACE and DESIR cohorts. Ann Rheum Dis. 2020;79(3). doi:10.1136/annrheumdis-2019-216516
3. Olivieri I, Barozzi L, Padula A. 7 Enthesiopathy: clinical manifestations, imaging and treatment. Baillières Clin Rheumatol. 1998;12(4):665-681. doi:10.1016/S0950-3579(98)80043-5
4. Sakkas LI, Alexiou I, Simopoulou T, Vlychou M. Enthesitis in psoriatic arthritis. Semin Arthritis Rheum. 2013;43(3):325-334. doi:10.1016/j.semarthrit.2013.04.005
5. Hamada S A, Sherief E F, Osama K. Value of ultrasound examination of the Leeds Enthesitis Index in assessment of disease activity in psoriatic arthritis. Rheum Acta Open Access. 2020;4(1):001-006. doi:10.17352/raoa.000011
6. Ruyssen-Witrand A, Jamard B, Cantagrel A, et al. Relationships between ultrasound enthesitis, disease activity and axial radiographic structural changes in patients with early spondyloarthritis: data from DESIR cohort. RMD Open. 2017;3(2):e000482. doi:10.1136/rmdopen-2017-000482
7. D’Agostino MA, Said-Nahal R, Hacquard-Bouder C, Brasseur JL, Dougados M, Breban M. Assessment of peripheral enthesitis in the spondylarthropathies by ultrasonography combined with power Doppler: a cross-sectional study. Arthritis Rheum. 2003;48(2):523-533. doi:10.1002/art.10812