GIÁ TRỊ CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ VỚI CHẤT TƯƠNG PHẢN ĐẶC HIỆU GAN MẬT TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN

Thiều Lê Duy1,, Võ Tấn Đức2, Nguyễn Quang Thái Dương2, Lê Duy Mai Huyên3, Huỳnh Phượng Hải2
1 BV ĐHYD TPHCM
2 Bộ môn Chẩn đoán hình ảnh, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
3 Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: 1. Xác định giá trị của hình ảnh động học bắt thuốc của chất tương phản đặc hiệu gan mật trong chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan. 2. Xác định giá trị của chất tương phản đặc hiệu gan mật trong chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, được thực hiện trên 40 người bệnh, có 47 tổn thương có chẩn đoán trước phẫu thuật là ung thư biểu mô tế bào gan. Chẩn đoán xác định được dựa trên kết quả mô bệnh học sau phẫu thuật.


Kết quả: Dấu hiệu “hình ảnh động học bắt thuốc” của Gadoxetic acid có độ nhạy 70%, độ đặc hiệu 28,6%, giá trị tiên đoán dương 84,8%, giá trị tiên đoán âm 16,7%, độ chính xác 75% trong chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan, đối với u kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 20mm độ nhạy còn 61,5%. Khi kết hợp dấu hiệu tín hiệu thấp thì gan mật thì có độ nhạy 95%, giá trị tiên đoán dương 84,4%, độ chính xác 80,1%. Đặc biệt, thì gan mật làm tăng khả năng phát hiện các u ≤ 20mm (độ nhạy tăng từ 61,5%  lên 100%).


Kết luận: 1. Dấu hiệu “hình ảnh động học bắt thuốc” của Gadoxetic acid có độ nhạy cao trong chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan. Do đó, chúng ta không nên bỏ qua thì chụp này vì có một số ung thư biểu mô tế bào gan không đủ tiêu chuẩn chẩn đoán trên các chuỗi xung khác. 2. Dấu hiệu “hình ảnh động học bắt thuốc” của Gadolinium nhạy hơn của Gadoxetic acid trong chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan, chúng ta không được bỏ qua cộng hưởng từ với Gadolinium trong xác định bản chất tổn thương gan. 3. Cộng hưởng từ với Gadoxetic acid có độ nhạy cao trong chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan, đặc biệt là lên đến 100% trong phát hiện các tổn thương ≤ 20 mm. Chính vì vậy khảo sát người bệnh ung thư biểu mô tế bào gan bằng Cộng hưởng từ với Gadoxetic acid là cần thiết để chẩn đoán chính xác giai đoạn bệnh, đặc biệt là các người bệnh cần điều trị bằng phẫu thuật.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Viet Nam fact sheets. Global Cancer Observatory. 2021. Accessed Nov 23, 2022. https://gco.iarc.fr/today/data/ factsheets/populations/704-viet-nam-fact-sheets.pdf
2. Omata M., Cheng A. L., Kokudo N., et al. Asia-Pacific clinical practice guidelines on the management of hepatocellular carcinoma: a 2017 update. Hepatology international. 2017;11(4):317-370. doi:10.1007/s12072017-9799-9
3. Nguyễn Tiến Sơn, Phạm Minh Thông. NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ VỚI THUỐC ĐỐI QUANG TỪ PRIMOVIST TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN. Tạp chí Điện quang và Y học hạt nhân Việt Nam. 2020;(40):11-17. doi:10.55046/vjrnm.40.179.2020
4. Bộ y tế. Quyết định số 3129/QĐ-BYT. Quyết định về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư biểu mô tế bào gan”. 2020: 6-35.
5. Huỳnh Phượng Hải, Võ Tấn Đức, Phạm Ngọc Hoa. Khảo sát động bắt thuốc tương phản trên cộng hưởng từ của ung thư biểu mô tế bào gan. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2009;13(1):278-283.
6. Huỳnh Quang Huy, Phạm Minh Thông, Đào Văn Long. Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và vai trò cộng hưởng từ trong chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan. Tạp chí Y học Thực Hành. 2013;58(11):3-5.
7. Võ Tấn Đức, Huỳnh Phượng Hải, Đỗ Đình Công, và cộng sự. Vai trò của chẩn đoán hình ảnh trong phát hiện và chẩn đoán sớm ung thư biểu mô tế bào gan. Nghiên cứu khoa học. Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh; 2022.
8. Legou F, Pigneur F, Boussouar S, et al. IRM du carcinome hépatocellulaire. IRM en Pratique Clinique. Elsevier; 2017: 523-540.
9. 2022 KLCA-NCC Korea practice guidelines for the management of hepatocellular carcinoma. Clinical and molecular hepatology. 2022;28(4):583-705. doi:10.3350/cmh.2022.0294
10. Kudo M., Matsui O., Izumi N., et al. JSH Consensus-Based Clinical Practice Guidelines for the Management of Hepatocellular Carcinoma: 2014 Update by the Liver Cancer Study Group of Japan. Liver cancer. 2014;3(34):458-68. doi:10.1159/000343875