Kết quả điều trị đốt u tuyến giáp lành tính bằng vi sóng

Dương Văn Quân1, , Trần Trọng Đông1
1 Viện Y học phóng xạ và U bướu Quân đội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị đốt u tuyến giáp lành tính bằng vi sóng tại Viện Y học phóng xạ và U bướu Quân đội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu 32 bệnh nhân khám và điều trị đốt u tuyến giáp bằng vi sóng tại Viện y học phóng xạ và U bướu Quân đội từ 10/2020 đến tháng 3/2022. Kết quả: Tuổi trung bình 40.91 ± 17 tuổi, 90,63% là nữ giới, tỉ lệ đơn nhân 62,5%, u 2 thùy 37,49%. Kích thước u trung bình: 24,27 ± 7,65 mm. Trên siêu âm, u TIRADS 3 chiếm 96,87%. Thời gian đốt trung bình 27 ± 5 phút, tất cả đều xuất viện sau khi đốt. Nhiễm trùng sau đốt chiếm 3,13%, bỏng da chiếm 3,13%. Sau 3 tháng BN hết hoàn toàn triệu chứng nuốt vướng, không còn bướu độ 2,3. Kết luận: Điều trị u tuyến giáp lành tính bằng vi sóng mang lại kết quả tốt, có nhiều ưu điểm vượt trội so với phương pháp mổ truyền thống.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Chấn Hùng và cộng sự (2011), Xử lý trường hợp phình giáp đơn thuần, Bài giảng ung bướu học, Nhà xuất bản y học, TP HCM, trang 386-388.
2. Huỳnh Quang Khánh, Bùi Việt Hoàng (2016), ‘’ Điều trị bệnh lý tuyến giáp bằng phẫu thuật nội soi’’. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 20(1), ISSN 1859-1779, tr 315-319.
3. Huỳnh Quang Khánh (2019), ‘’Kết quả đốt nhân giáp lành tính bằng sóng cao tần, vi sóng’’. Tạp chí Ung thư học Việt Nam, 4, tr. 41-48.
4. Huỳnh Quang Khánh, Vũ Hữu Vĩnh, Nguyễn Văn Khôi (2017), Ứng dụng sóng cao tần đốt nhân tuyến giáp lành tính’’. Tạp chí y học TP Hồ Chí Minh, 21 (2), ISSN 1859 – 1779, tr 5-9.
5. Baek J. H., Lee J H., Valcavi R., Pacella C. M., Rhim H., Na D. G., (2011), ‘’ Thermal ablation for benign thyroid nodules: radiofrequency and laser’’. Korean Journal of Radiology, Vol. 12, No. 5, pp.525 – 540.
6. Baek J. H., et al (2012 Jan), ‘’ Complication Encountered in the treatment of benign thyroid nodules with USGuided RFA: Amulticenter study’’. Radiology 262 (1) pp 335 – 342.
7. Ping Liang, Xiao-ling Yu, Jie Yu( 2015), ‘’ Microwave Ablation Treatment of Solid Tumors’’. Springer Dordrecht Heidelberg New York London. DOI 10.1007/978-94-017-9315-5, 3-12.
8. Sheila Sheth (2010), Role of Ultrasonography in Thyroid Disease, Otolaryngol Clinical North America, vol 43, pp 239-255.
9. Huynh Quang Khanh, Ngo Quoc Hung, Vu Huu Vinh, Nguyen Van Khoi, Nguyen Lam Vuong ( 2020), ‘’ Efficacy of microwave ablation in the treatment of large(>= 3cm) benign thyroid nodules’’. World Journal of Surgery.
10. Korkusuz Y., Kohlhase K., Groner D., et al (2016), ‘’Microwave Ablation of Symptomatic Benign Thyroid Nodules: Energy Requirement per ml Volume Reduction’’. RoFo: Fortschritte auf dem Gebiete der Rontgenstrahlen und der
Nuklearmedizin, 188 pp. 1054-1060