GIÁ TRỊ TỶ LỆ ADC TRONG CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT TỔN THƯƠNG GAN KHU TRÚ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Ứng dụng tỷ lệ ADC cuả tổn thương so với gan và lách trong chẩn đoán phân biệt tổn thương gan lành tính và ác tính.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 69 bệnh nhân có tổn thương gan khu trú tại Bệnh viện trường Đại học Y-Dược Huế từ 01/2023 đến 12/2023 được chụp MRI gan thường quy và chuỗi xung khuếch tán DWI với 3 giá trị b=50, b=400, b=800s/mm2. Các tổn thương được phân nhóm lành tính và ác tính dựa trên hình ảnh, kết quả giải phẫu bệnh và sinh hoá.
Kết quả: Tuổi trung bình: 57 ± 14 tuổi, nam/nữ: 1.65. Nghiên cứu tổng cộng có 69 tổn thương, 20 lành tính và 49 ác tính. Giá trị trung bình tỷ lệ ADC tổn thương so với gan (ADC ratio1) và tỷ lệ ADC tổn thương so với lách (ADC ratio2) của các tổn thương lành tính cao hơn đáng kể so với các tổn thương ác tính, lần lượt là 1,86 so với 1,05 và 2,25 so với 1,47, p < 0,001. Giá trị điểm cắt tối ưu để phân biệt tổn thương lành tính với ác tính dựa trên ADCratio1 và ADCratio2 là 1,17 và 1,66, với độ nhạy lần lượt là 95% và 85%, độ đặc hiệu là 75,5% và 77,5%.
Kết luận: Nghiên cứu này chứng minh sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ ADC giữa hai loại tổn thương lành và ác tính, thiết lập các giá trị ngưỡng chẩn đoán cụ thể với độ nhạy và độ đặc hiệu cao để phân biệt.
Từ khóa: cộng hưởng từ khuếch tán (DWI), hệ số khuếch tán biểu kiến (ADC), tỷ lệ hệ số khuếch tán biểu kiến (ADC ratio), tổn thương gan lành tính, tổn thương gan ác tính
Từ khóa
cộng hưởng từ khuếch tán (DWI),, hệ số khuếch tán biểu kiến (ADC),, tỷ lệ hệ số khuếch tán biểu kiến (ADC ratio),, tổn thương gan lành tính,, tổn thương gan ác tính
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Bammer R. Basic principles of diffusion-weighted imaging. Eur J Radiol, 2003;45(3):169–84.
3. Koh DM, Collins DJ. Diffusion-weighted MRI in the body: Applications and challenges in oncology. Am J Roentgenol. 2007;188(6):1622–35.
4. Testa ML, Chojniak R, Sene LS, Damascena AS, Guimarães MD, Szklaruk J, et al. Is DWI/ADC a useful tool in the characterization of focal hepatic lesions suspected of malignancy? PLoS One. 2014;9(7):e101944.
5. Liapi E, Reyes DK, Zahurak M, Bluemke DA. Unresectable Hepatocellular Carcinoma : Serial Early Vascular and Cellular Changes after Transarterial Chemoembolization as Detected with Purpose : Methods : Results : Conclusion : 2009;250(2).
6. Parsai A, Zerizer I, Roche O, Gkoutzios P, Miquel ME. Assessment of diffusion-weighted imaging for characterizing focal liver lesions. Clin Imaging. 2015;39(2):278–84.
7. Nalaini F, Shahbazi F, Mousavinezhad SM, Ansari A, Salehi M. Diagnostic accuracy of apparent diffusion coefficient (ADC) value in differentiating malignant from benign solid liver lesions: a systematic review and meta-analysis. Br J Radiol. 2021;94(1123).
8. Filipe JP, Curvo-Semedo L, Casalta-Lopes J, Marques MC, Caseiro-Alves F. Diffusion-weighted imaging of the liver: usefulness of ADC values in the differential diagnosis of focal lesions and effect of ROI methods on ADC measurements. MAGMA. 2013 Jun;26(3):303–12.
9. Sutherland T, Steele E, van Tonder F, Yap K. Solid focal liver lesion characterisation with apparent diffusion coefficient ratios. J Med Imaging Radiat Oncol. 2014 Feb;58(1):32–7.
10. Culverwell AD, Sheridan MB, Guthrie JA, Scarsbrook AF. Diffusion-weighted MRI of the liver - Interpretative pearls and pitfalls. Clin Radiol. 2013;68(4):406–14.
11. Pankaj Jain T, Kan W Ter, Edward S, Fernon H, Kansan Naider R. Evaluation of ADCratio on liver MRI diffusion to discriminate benign versus malignant solid liver lesions. Eur J Radiol Open. 2018;5(October):209–14.
12. Colagrande S, Regini F, Pasquinelli F, Mazzoni LN, Mungai F, Filippone A, et al. Focal liver lesion classification and characterization in noncirrhotic liver: a prospective comparison of diffusion-weighted magnetic resonance-related parameters. J Comput Assist Tomogr. 2013;37(4):560–7.
13. Tanyeri A, Cildag MB, Koseoglu OFK. Effectiveness of ADC histogram analysis in the diagnosis of focal liver lesions; is a contrast agent necessary?*. Marmara Med J. 2022;35(2):187–95.
14. Crowe PM, Olliff JF. MRI of focal liver lesions. Imaging. 1998;10(2):59–72.
15. Bruegel M, Rummeny EJ. Hepatic metastases: Use of diffusion-weighted echo-planar imaging. Abdom Imaging. 2010;35(4):454–61.
16. Javadrashid R, Shakeri Bavil Olyaei A, Tarzamni MK, Razzaghi R, Jalili J, Hashemzadeh S, et al. The diagnostic value of diffusion-weighted imaging in differentiating benign from malignant hepatic lesions. Egypt Liver J.2020;10(1).
17. Vallejo Desviat P, Martínez De Vega V, Recio Rodríguez M, Jiménez De La Peña M, Carrascoso Arranz J. Diffusion MRI in the Study of Hepatic Lesions. Cirugía Española (English Ed. 2013;91(1):9–16.
18. Gelebek Yilmaz F, Yildirim AE. Relative Contribution of Apparent Diffusion Coefficient (ADC) Values and ADC Ratios of Focal Hepatic Lesions in the Characterization of Benign and Malignant Lesions. Eur J Ther. 2018;24(3):150–7.
19. Sharma S, Dalal V, Prem Kumar G, Malhotra P. Diffusion MRI with quantification of ADC value in characterization of benign and malignant hepatic lesions and their correlation with cyto-histopathology. IP Int J Med Paediatr Oncol. 2020;6(3):131–5.
20. Jahic E, Sofic A, Selimovic AH. DWI/ADC in differentiation of benign from malignant focal liver lesion. Acta Inform Medica. 2016;24(4):244–7.
21. Kim SY, Lee SS, Byun JH, Park SH, Kim JK, Park B, et al. Malignant hepatic tumors: Short-term reproducibility of apparent diffusion coefficients with breath-hold and respiratory-triggered diffusion-weighted MR imaging. Radiology. 2010;255(3):815–23.
22. El-Hariri M, Ali TFT, Hussien HIM. Apparent diffusion coefficient (ADC) in liver fibrosis: Usefulness of normalized ADC using the spleen as reference organ. Egypt J Radiol Nucl Med. 2013;44(3):441–51.