Can thiệp xuôi dòng qua da nút búi giãn tĩnh mạch dạ dày vỡ: Báo cáo ca lâm sàng

Trần Bùi Khoa1,, Lê Quang Hòa2, Nguyễn Thành Nam1
1 Phân hiệu Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hóa
2 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tổng quan: Xuất huyết tiêu hóa trên do vỡ các búi giãn tĩnh mạch dạ dày, thực quản là biến chứng hay gặp ở bệnh nhân xơ gan có tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Búi giãn tĩnh mạch dạ dày khó kiểm soát dưới nội soi, trong khi can thiệp nội mạch có hiệu quả. Chúng tôi báo cáo một trường hợp vỡ búi giãn tĩnh mạch dạ dày đã được can thiệp xuôi dòng qua da thành công.


Ca lâm sàng: Bệnh nhân nam 50 tuổi, tiền sử xơ gan, vào viện với tình trạng nôn máu số lượng nhiều, đi ngoài phân đen. Nội soi dạ dày ghi nhận có vỡ tĩnh mạch phình vị, máu phun thành tia. Bệnh nhân được nút tắc búi giãn tĩnh mạch dạ dày bằng phương pháp can thiệp xuôi dòng qua da. Sau 2 ngày, tình trạng bệnh nhân cải thiện, đi phân vàng, được cho ra viện và hẹn tái khám.


Kết luận: Nút búi giãn tĩnh mạch dạ dày trên bệnh nhân xơ gan bằng phương pháp can thiệp xuôi dòng qua da (PTO) là kỹ thuật an toàn và hiệu quả, là lựa chọn tốt trong trường hợp không có shunt vị thận, có ưu thế là can thiệp được ngay trong trường hợp cấp cứu, không cần khảo sát mạch máu trước bằng cắt lớp vi tính


Từ khóa: Giãn tĩnh mạch dạ dày, nút tắc tĩnh mạch xuôi dòng qua da

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sarin S.K., Lahoti D., Saxena S.P. và cộng sự. (1992). Prevalence, classification and natural history of gastric varices: a long-term follow-up study in 568 portal hypertension patients. Hepatology, 16(6), 1343–1349.
2. Iwakiri Y. và Groszmann R.J. (2007). Vascular endothelial dysfunction in cirrhosis. J Hepatol, 46(5), 927–934.
3. Kameda N., Higuchi K., Shiba M. và cộng sự. (2008). Management of gastric fundal varices without gastro-renal shunt in 15 patients. World J Gastroenterol, 14(3), 448–453.
4. Amesur N.B. và Novelli P. (2022). Transjugular Intrahepatic Portosystemic Shunt. StatPearls. StatPearls Publishing, reasure Island (FL).
5. Gwon D.I., Kim Y.H., Ko G.-Y. và cộng sự. (2015). Vascular Plug-Assisted Retrograde Transvenous Obliteration for the Treatment of Gastric Varices and Hepatic Encephalopathy: A Prospective Multicenter Study. J Vasc Interv Radiol, 26(11), 1589–1595.
6. Ishikawa T., Imai M., Ko M. và cộng sự. (2017). Percutaneous transhepatic obliteration and percutaneous transhepatic sclerotherapy for intractable hepatic encephalopathy and gastric varices improves the hepatic function reserve. Biomed Rep, 6(1), 99–102.
7. Trịnh Hà Châu., Ngô Lê Lâm., Vũ Đăng Lưu và cộng sự. (2019). Can thiệp ngược dòng qua shunt vị thận (PARTO) trong điều trị giãn tĩnh mạch dạ dày trên bệnh nhân xơ gan. Tạp chí Điện Quang & Y học hạt nhân Việt Nam, (36), 19-26.
8. Takeuchi Y., Morishita H., Sato Y. và cộng sự. (2014). Guidelines for the use of NBCA in vascular embolization devised by the Committee of Practice Guidelines of the Japanese Society of Interventional Radiology (CGJSIR), 2012 edition. Jpn J Radiol, 32(8), 500–517.
9. Abrishami A., Alborzi Avanaki M., Khalili N. và cộng sự. (2021). Multi-organ infarction following percutaneous transhepatic esophageal variceal obliteration with glue injection: a case report. Radiol Case Rep, 16(7), 1828–1832.
10. Kwak H.S. và Han Y.M. (2008). Percutaneous transportal sclerotherapy with N-butyl-2-cyanoacrylate for gastric varices: technique and clinical efficacy. Korean J Radiol, 9(6), 526–533.
11. Phạm Quang Sơn., Phạm Minh Thông., Trịnh Hà Châu và cộng sự. (2021). Nút búi giãn tĩnh mạch dạ dày xuôi dòng qua da ở bệnh nhân tăng áp lực tĩnh mạch cửa do xơ gan. vjrnm, (42), 5–12